Nội dung text Lớp 12. Đề KT chương 3 (đề 3).docx
CHƯƠNG III. HỢP CHẤT NITROGEN (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 3 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Điền các từ hoặc cụm từ trong khung vào chỗ trống của các phát biếu sau cho phù hợp: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử ...(1)... trong phân tử ammonia bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon, ta thu được hợp chất ...(2).... A. (1) nitrogen; (2) amine. B. (1) hydrogen (2) amine. C. (1) nitrogen; (2) amino acid. D. (1) hydrogen; (2) amino acid. Câu 2. Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi A. số lượng liên kết peptide có trong phân tử. B. số lượng thành phần trật tự các amino acid trong protein. C. số chuỗi polypeptide có trong phân tử. D. số lượng các amino acid trong phân tử. Câu 3. Amino acid nào sau đây có chứa 2 nhóm amino (-NH 2 ) trong phân tử? A. Valine. B. Glutamic acid. C. Alanine. D. Lysine. Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng khi so sánh peptide với protein? A. Peptide thường có khối lượng mol phân tử thấp hơn protein. B. Protein thường chứa nhiều chuỗi polypeptide. C. Peptide không có cấu trúc phân tử phức tạp như protein. D. Peptide và protein đều không thể thực hiện các chức năng sinh học. Câu 5. Hợp chất C 2 H 5 NHC 2 H 5 có tên là A. butan-2-amine. B. dimethylamine. C. N-methylethanlamine. D. diethylamine. Câu 6. Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều khiển hệ thần kinh trung ương, đặc biệt ảnh hưởng đến việc tạo cảm giác hứng thú, động lực trong học tập, kiểm soát hành vi tư duy, trí nhớ và ngôn ngữ,... Cấu tạo của dopamine được mô tả dưới đây: Nhóm chức amine trong phân tử dopamine bậc mấy? A. Bậc I. B. Bậc II. C. Bậc III. D. Bậc IV. Câu 7. Amino acid thiết yếu là các amino acid A. có thể tổng hợp bởi cơ thể con người B. phải được lấy thông qua chế độ ăn uống C. không cần thiết cho sức khỏe con người. D. chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Câu 8. Glycine (H 2 N-CH 2 -COOH) tồn tại chính ở dạng A. phân tử trung hòa. B. ion lưỡng cực. C. cation. D. anion Câu 9. Loại hợp chất nào sau đây chứa các thành phần "phi protein" như nucleic acid, lipid, Mã đề thi: 033
carbohydrate? A. Protein đơn giản. B. Protein phức tạp. C. Chất béo. D. Polysaccharide. Câu 10. Cho các peptide sau: Gly-Val-Ala-Gly (1); Ala-Gly (2); Val-Gly-Ala (3); Gly-Val-Ala (4). Những peptide nào có phản ứng tạo màu biuret với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm? A. (1), (2). B. (2), (3) và (4). C. (1), (3) và (4). D. (3) và (4). Câu 11. Cho các chất có công thức cấu tạo dưới đây: Những hợp chất nào trong số các chất trên thuộc loại α-amino acid? A. Chất (2), chất (3) và chất (4). B. Chất (1 và chất (2). C. Chất (1) và chất (3). D. Chất (1), chất (2) và chất (4). Câu 12. Trong cấu trúc phân tử của chất cho ở hình bên, liên kết peptide là A. liên kết (1). B. liên kết (3). C. liên kết (2). D. liên kết (4). Câu 13. Amine không được ứng dụng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Dược phẩm. B. Phẩm nhuộm. C. Công nghiệp polymer. D. Công nghiệp silicate. Câu 14. Trong cơ thể, enzyme có chức năng nào sau đây? A. Cấu trúc tế bào. B. Chất điện giải. C. Chất dự trữ năng lượng. D. Xúc tác sinh học. Câu 15. Trong dãy các chất sau đây, tính base của amine thể hiện qua phản ứng với các chất nào sau đây? A. HCl, H 2 SO 4 , CuCl 2 . B. Cl 2 , H 2 SO 4 , FeCl 3 . C. NaOH, HCl, FeCl 3 . D. O 2 , HCl, CuCl 2 . Câu 16. Số đồng phân amine tác dụng với nitrous tạo thành khí nitrogen có cùng công thức phân tử C 3 H 9 N là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 17. Kết quả phân tích nguyên tố của một amino acid X như sau: %C = 46,60%; %H = 8,74%; %N = 13,59% (về khối lượng); còn lại là oxygen. Bằng phổ khối lượng (MS), xác định được phân tử khối của X bằng 103. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Công thức phân tử của X là C 4 H 9 O 2 N. B. Có 2 α-amino acid đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X. C. Có 3 chất đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử với X tạo được dung dịch có môi tường base. D. Khi đặt X được điều chỉnh đến pH = 6,0 trong điện trường thì X sẽ di chuyển về cực âm. Câu 18. Có các dung dịch của các chất riêng rẽ sau: alanine, glutamic acid, lysine. Để phân biệt bằng cách đơn giản nhất các dung dịch này có thể dùng A. quỳ tím. B. dung dịch phenolphthalein. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.