PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề số 4-GV.docx

Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 4 Phần I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng về lãnh hải nước ta? A. Có chiều rộng 12 hải lí, song song cách đều đường cơ sở. B. Kéo dài đến độ sâu khoảng 200 m ngoài khơi. C. Ranh giới ngoài được coi là đường biên giới quốc gia trên biển. D. Thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Câu 2. Hoạt động nào sau đây không gây ô nhiễm không khí? A. Trồng rừng. B. Đốt rác thải. C. Đốt rơm, rạ. D. Hoạt động vận tải. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây đúng với những thay đổi về cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta hiện nay? A. Kết thúc dân số trẻ và đang ở thời kì dân số vàng. B. Cơ cấu dân số trẻ và tỉ lệ dưới tuổi lao động tăng. C. Cơ cấu dân số già, tỉ lệ trên tuổi lao động rất cao. D. Hầu như không có sự thay đổi giữa các nhóm tuổi. Câu 4. Thành phần kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay do nguyên nhân nào sau đây? A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. B. Có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất. C. Nắm giữ các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt. D. Thu hút lực lượng lao động đông đảo nhất. Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây khiến các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa ở nước ta phân bố tập trung ven các đô thị lớn? A. Gần nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại. B. Có lực lượng lao động đông đảo và gần nguồn nguyên liệu. C. Gần thị trường tiêu thụ và gần nguồn nguyên liệu. D. Gần các cơ sở chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn. Câu 6. Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là
A. đẩy mạnh việc khoanh nuôi và trồng rừng mới. B. chú trọng giao đất và giao rừng cho người dân. C. khai thác rừng hợp lí và đẩy mạnh chế biến gỗ. D. đóng cửa rừng và ngăn chặn tình trạng phá rừng. Câu 7. Vùng KTTĐ nào sau đây gồm nhiều tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nhất? A. Vùng KTTĐ Bắc Bộ. B. Vùng KTTĐ miền Trung. C. Vùng KTTĐ phía Nam. D. Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tác động của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Mang lại lượng mưa lớn. B. Tăng độ ẩm của không khí. C. Phân hoá hai mùa khô, mưa. D. Hàng năm có nhiều bão. Câu 9. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? A. Sự khác biệt nền địa chất cùng với tác động của nội lực, ngoại lực khác nhau. B. Lịch sử khai thác lãnh thổ với những tác động khác nhau của con người. C. Sự khác biệt nền địa chất dưới những tác động thường xuyên của nội lực. D. Sự khác biệt về vị trí trước những tác động thường xuyên của ngoại lực. Câu 10. Trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, tỉ trọng ngành thuỷ sản có xu hướng tăng chủ yếu là do A. nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú đang được chú trọng khai thác. B. trang thiết bị phục vụ ngành khai thác thuỷ sản ngày càng hiện đại. C. chiếm lĩnh được các thị trường tiềm năng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. D. các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít được chú trọng đầu tư hơn. Câu 11. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là A. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ. B. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào, Xin-ga-po. C. Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a. D. Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Ma-lai-xi-a.
Câu 12. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch ở ĐBSCL là A. cơ giới hoá khâu sản xuất. B. sử dụng các hoá phẩm để bảo vệ. C. đầu tư đổi mới công nghệ. D. mở rộng thị trường tiêu thụ. Câu 13. Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện của A. dải hội tụ nhiệt đới. B. frông lạnh. C. gió mùa Đông Bắc. D. gió Tín phong. Câu 14. Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chưa nhanh chủ yếu do A. nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng. B. công nghiệp hoá phát triển còn chậm. C. lao động nông nghiệp vẫn còn tỉ lệ lớn. D. chịu ảnh hưởng lâu dài của chiến tranh. Câu 15. Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất tạo cơ sở cho việc hình thành vùng chuyên canh chè ở TD&MNBB là A. nhiệt, ẩm cao quanh năm. B. đất fe-ra-lit giàu dinh dưỡng. C. địa hình chủ yếu là núi đá. D. khí hậu mát mẻ và đất fe-ra-lit. Câu 16. Định hướng quan trọng đối với việc phát triển công nghiệp ở ĐBSH là A. đổi mới sáng tạo, ít phát thải khí nhà kính. B. tập trung phát triển các ngành truyền thống. C. phát triển đồng đều các ngành công nghiệp. D. chỉ đầu tư phát triển ngành khai thác than. Câu 17. Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với Bắc Trung Bộ là A. đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút đầu tư. C. thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực đồi núi phía tây. D. góp phần tạo thế kinh tế liên hoàn Bắc – Nam và Đông – Tây. Câu 18. Đông Nam Bộ là vùng có thế mạnh về đánh bắt hải sản chủ yếu là do A. ít chịu ảnh hưởng của bão. B. nằm gần các ngư trường lớn. C. có thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. có nhiều rừng ngập mặn ven biển. Phần II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây:
“Trên bản đồ toàn cầu rộng lớn, từ vài chục năm nay, thế giới ngày càng chú ý đến một dải đất có diện tích vừa phải nằm ở rìa đông nam lục địa châu Á, nhô ra như một lưỡi kiếm trên Biển Đông và Thái Bình Dương. Tất nhiên, lãnh thổ này đã tồn tại từ lâu như một đơn vị địa lí tự nhiên. Nhiều bộ phận núi non ở đây có tuổi cũng già gần bằng tuổi vỏ quả đất,...” (Nguồn: Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, 2008, tr.5) a) Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á. [ĐÚNG] b) Đồi núi nước ta là đồi núi trẻ. [SAI] c) Nước ta được xem như là cửa ngõ thông ra biển của một số quốc gia trong khu vực. [ĐÚNG] d) Việt Nam là đất nước quần đảo. [SAI] Câu 2. Dựa vào bảng số liệu, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 – 2021 Năm Tiêu chí 1960 1979 1999 2009 2014 2021 Số dân (triệu người) 30,2 52,5 76,3 86,0 90,7 98,5 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%) 3,93 2,53 1,43 1,06 1,08 0,9 (Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở; Niên giám thống kê năm 2022) a) Quy mô dân số nước ta ổn định. [SAI] b) Quy mô dân số nước ta lớn. [ĐÚNG] c) Từ năm 1999 đến năm 2021 tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh, dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số. [SAI] d) Biểu đồ kết hợp là dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1960 – 2021. [ĐÚNG] Câu 3. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: “Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và cả năm 2023 do Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12 nhận định: “…hoạt động du lịch năm 2023 diễn ra sôi động”. Tính chung cả năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách. Tuy vậy, Tổng cục Thống kê đánh giá, số lượng này mới chỉ bằng 70 % năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch COVID-19.”

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.