Nội dung text 19. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử Cụm Bình Giang Cẩm Giàng Thanh Miện - có lời giải.docx
Trang 1 CỤM BÌNH GIANG - CẦM GIÁNG THANH NIỆM SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG --------------- ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút I PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Những hoạt động đối ngoại của nhà yêu nước Phan Bội Châu diễn ra đầu thế kỷ XX nhằm mục đích nào sau đây? A. Tìm kiếm sự giúp đỡ để chống Pháp. B. Hợp tác kinh tế với các nước láng giềng. C. Thành lập liên minh để chống phát xít. D. Thiết lập liên minh quân sự ở châu Á. Câu 2: Lĩnh vực nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là trọng tâm của công cuộc Đổi mới (từ năm 1986)? A. Chính trị. B. Tư tưởng. C. Kinh tế. D. Văn hóa. Câu 3: Trước những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh (1991), Việt Nam có thể tận dụng cơ hội nào sau đây để xây dựng, phát triển đất nước? A. Không bị áp dụng luật chống bán phá giá. B. Sự ổn định tình hình chính trị trong nước. C. Mua được các bằng phát minh với giá rẻ. D. Thu hút vốn, tiếp thu thành tựu khoa học. Câu 4: Trong Tuyên bố Băng Cốc (1967), các nước thành viên ASEAN đã đề ra ý tưởng nào sau đây? A. Tổ chức Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10 năm. B. Thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa giữa ASEAN và Cộng đồng châu Âu (EC). C. Thành lập tổ chức liên minh chính trị - quân sự của các nước trong khu vực. D. Xây dựng một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng Câu 5: Thắng lợi của chiến dịch nào sau đây đã đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam? A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến dịch Lam Sơn 719. C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 6: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp. B. Buộc Pháp và Mỹ tham gia đàm phán tại Hội nghị Paris. C. Buộc Mỹ phải đưa quân vào miền Nam. D. Đập tan những nỗ lực quân sự của Pháp. Câu 7: Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) do Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam? A. Sử dụng phương tiện hiện đại. B. Vai trò lực lượng cố vấn Mỹ.
Trang 4 Câu 22: Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi: A. Đã đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước tiên phong trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc. B. Là kết quả của sự kết hợp đấu tranh trên mặt trận quân sự, chính trị, binh vận và ngoại giao. C. Trên cơ sở sự phối hợp đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nướcĐông Dương. D. Đã thể hiện sinh động nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, chớp thời cơ giành thắng lợi quyết định. Câu 23: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã trực tiếp đưa tới sự ra đời của A. Chính quyền Xô viết Nga do Lê-nin đứng đầu. B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới. C. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết. D. Đảng Bôn-sê-vích Nga và Đảng Dân tộc. Câu 24: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), thông qua Mặt trận Việt Minh,Đảng Cộng sản Đông Dương ủng hộ lực lượng nào sau đây? A. Phe Đông minh. B. Khối Hiệp ước. C. Thực dân Pháp. D. Phát xít Nhật. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Đọc tư liệu sau đây: “Cục diện thế giới hiện nay (từ đầu thế kỷ XXI đến nay), vừa chứa đựng một số đặc điểm kế thừa từ các cục diện trước đó, vừa có biểu hiện mới của đặc điểm cũ và cả những đặc điểm mới. Rõ nhất là đặc điểm đa cực, đa trung tâm: hiển nhiên đã từng xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XX, nhưng từ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới (năm 2010), tương quan quyền lực giữa các cực, các trung tâm đã khác hẳn, tạo cơ sở cho quyết định chấm dứt thời kì “giấu mình, chờ thời” (2017) của cường quốc đang trỗi dậy. Cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong những năm vừa qua có thể được xem như đặc điểm mới của cục diện thế giới hiện nay, mặc dù đã manh nha từ nhiều năm trước”. (Nguyễn Viết Thảo, Bối cảnh hình thành và đặc điểm nổi bật của cục diện thế giới hiện nay. Tạp chí Lý luận chính trị số 541 (3/2023), tr. 151). a) Từ năm 1991, cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là chạy đua vũ trang được thay thế bằng cuộc chạy đua về sức mạnh tổng hợp. b) Tương quan lực lượng giữa các cường quốc là một trong những nhân tố tác động đến việc hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. c) Đoạn tự liệu đề cập đến bối cảnh hình thành và đặc điểm nổi bật của cục diện thế giới thời kỳ Chiến tranh lạnh. d) Sau Chiến tranh lạnh, trật tự đa cực nhiều trung tâm dần hình thành với ưu thế tuyệt đối thuộc về Mỹ và Trung Quốc. Câu 26: Cho những thông tin trong bảng sau đây: