Nội dung text ĐỂ SỐ 1.docx
ĐỂ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Học sinh lấy được một ví dụ về ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong văn bản. Học sinh có thể chọn bất cứ lời đối thoại nào của nhân vật. Ví dụ: “Mi có nhận ra ta không, đứa con khốn khổ kia ơi! Ta là một trong những người khai sáng nước Nam tươi đẹp này đây.” Câu 2 (0,5 điểm). Học sinh nêu được ba nội dung trong các nội dung sau: (1) Vai trò của vua - đấng chí tôn đối với dân tộc; (2) Lịch sử cho thấy tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn; (3) Nỗi nhục nhã khi dân tộc ta đang chịu số phận nô lệ; (4) Những hành vi đáng xấu hổ của vua Khải Định tại Pháp; (5) Các dân tộc đang đứng lên đòi tự do công lý; (6) Những người dân nước Nam đang giận dữ trước những hành động của vua. Câu 3 (1,0 điểm). Những “lời than vãn của bà Trưng Trắc” trong câu chuyện là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc của lịch sử, của truyền thống quật cường đối với một kẻ đứng đầu xã tắc nhưng lại dâng giang sơn cho đế quốc, cam tâm để dân tộc làm thân phận nô lệ. Câu 4 (1,0 điểm). Đặc trưng nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của tác giả là bút pháp văn xuôi hiện đại và tài châm biếm sắc sảo. Tác giả đã sử dụng một tình huống hư cấu, tưởng tượng độc đáo: bóng ma của bà Trưng Trắc, tượng trưng cho tiếng nói của truyền thống, hiện lên, phán xét một cách nghiêm khắc tên vua bán nước, đớn hèn cam tâm “ca ngợi công đức của những đứa bóc lột và hiếp đáp dân mình”. Cách xây dựng tình huống vừa khẳng định truyền thống và sức mạnh của dân tộc, vừa có tác động thức tỉnh đối với những kẻ bán nước cầu vinh như Khải Định. Câu 5 (1,0 điểm). Trình bày được những cảm nhận và tâm đắc riêng của cá nhân về tình yêu nước sâu sắc của tác giả Nguyễn Ái Quốc thể hiện qua văn bản. Một số khía cạnh có thể triển khai: (1) Cảm nhận về tấm lòng nhiệt huyết với đất nước, niềm tự hào về lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc với những người anh hùng đã làm rạng rỡ non sông. (2) Cảm nhận về thái độ đả kích không khoan nhượng những kẻ bán nước cầu vinh. (3) Cảm nhận về một cách biểu hiện lòng yêu nước: dùng văn học như một vũ khí nghệ thuật lợi hại và sắc bén góp phần lột trần bộ mặt kẻ thù và thức tỉnh lương tri nhân dân Pháp. II. PHẦN VIẾT (6,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm) Đoạn văn có thể được triển khai theo nhiều cách khác nhau (diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp,...), song cần đảm bảo yêu cầu về hình thức, dung lượng (đoạn văn, khoảng 200 chữ) và các ý chính sau 1 : a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh Bác Hồ trong đoạn thơ với tinh thần lạc quan, tình yêu thương và sự hi sinh quên mình. b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận: (1) Hình ảnh Bác hiện lên trong đoạn thơ thật đẹp với một niềm vui, niềm lạc quan bất tận. Điệp ngữ “vui” và các động từ “nâng niu, quên” đã nói lên một cách sâu sắc tâm hồn Hồ Chí Minh: lạc quan yêu đời, giàu đức hi sinh. Cuộc đời Bác đã hòa làm một với thiên nhiên, con người Bác đạt đến cái tự nhiên như trời đất, tức là đã đạt đến cái cao sâu huyền diệu của sự sống. Và vì thế mà cũng trường tồn với trời đất. (2) Di sản Người để lại là một trời biển yêu thương. Một cuộc đời “thanh bạch”, “mong manh áo vải” giản dị mà thanh khiết vô ngần, đồng thời cũng thật cao cả, vĩ đại “hồn muôn trượng”. (3) Hình ảnh Bác được nhà thơ thể hiện với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, tương phản, đã thể hiện một cách sâu sắc những suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh: một trái tim tràn ngập tình yêu và niềm lạc quan lớn lao, một cuộc sống thanh bạch, thanh cao, từ chối mọi hư vinh. 1 Khi đọc phần gợi ý thưc hiện của các đề bài sau, giáo viên và học sinh sử dụng cấu trúc của hướng dẫn này.