Nội dung text ĐỀ 9 - CẤP HUYỆN.docx
1 ĐỀ 9 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG MÔN KHTN PHẦN HÓA HỌC 9 (KHTN 9.2) Thời gian làm bài 150 phút PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Phản ứng sản xuất SO 2 trong công nghiệp là: A. Cu + 2H 2 SO 4 đặc ot SO 2 + CuSO 4 + 2H 2 O. B. 4FeS 2 + 11O 2 ot 8SO 2 + 2Fe 2 O 3 . C. C + 2H 2 SO 4 đặc ot 2SO 2 + CO 2 + 2H 2 O. D. K 2 SO 3 + H 2 SO 4 ot K 2 SO 4 + SO 2 + H 2 O. Câu 2. Để sản xuất aluminium trong công nghiệp người ta A. Điện phân dung dịch AlCl 3 . B. Cho Mg vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . C. Cho CO dư đi qua Al 2 O 3 nung nóng. D. Điện phân Al 2 O 3 nóng chảy có mặt cryolite. Câu 3. Để điều chế các khí trong phòng thí nghiệm, nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là sai? A. Dùng KMnO 4 oxi hoá dung dịch HCl đặc tạo ra khí Cl 2 . B. Nhiệt phân KMnO 4 tạo ra khí O 2 . C. Cho dung dịch HCl dư vào CuS tạo ra khí H 2 S. D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na 2 SO 3 tạo ra khí SO 2 . Câu 4. Tiến hành hai thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: cho từ từ từng giọt HCl cho đến dư vào dung dịch Na 2 CO 3 và khuấy đều. - Thí nghiệm 2: cho từ từ từng giọt Na 2 CO 3 cho đến dư vào dung dịch HCl và khuấy đều. Kết luận rút ra là A. Thí nghiệm 1 không có khí bay ra, thí nghiệm 2 có khí bay ra ngay lập tức. B. Thí nghiệm 1 lúc đầu chưa có khí sau đó có khí, thí nghiệm 2 có khí ngay lập tức. C. Cả hai thí nghiệm đều không có khí. D. Cả hai thí nghiệm đều có khí bay ra ngay từ ban đầu. Câu 5. Để loại khí CO 2 có lẫn trong hỗn hợp CO, ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Cho qua dung dịch HCl. B. Cho qua dung dịch H 2 O. C. Cho qua dung dịch Ca(OH) 2 . D. Cho hỗn hợp qua Na 2 CO 3 . Câu 6. Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí trong dãy nào sau đây? A. NH 3 , SO 2 , CO, Cl 2 . B. N 2 , NO 2 , CO 2 , CH 4 , H 2 . C. NH 3 , O 2 , N 2 , CH 4 , H 2 . D. N 2 , Cl 2 , O 2 , CO 2 , H 2 . Câu 7. Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl, Z đẩy được T trong dung dịch muối T; X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau: A. T, Z, X, Y. B. Z, T, X, Y. C. Y, X, T, Z. D. Z, T, Y, X. Câu 8. Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí chlorine mới điều chế từ MnO 2 rắn và dung dịch axit HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi lần lượt: (a) Đóng khóa K; (b) Mở khóa K
2 A. (a) Mất màu; (b) Không mất màu. B. (a) Không mất màu; (b) Mất màu. C. (a) Mất màu; (b) Mất màu. D. (a) Không mất màu; (b) Không mất màu. Câu 9. Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong là A. Zn. B. Na 2 SO 3 . C. FeS. D. Na 2 CO 3 . Câu 10. Sục khí CO 2 vào dung dịch nước vôi trong, thu được kết tủa X. Sục tiếp CO 2 vào cho đến dư, thấy kết tủa tan dần, thu được dung dịch trong suốt chứa muối Y. Chất X, Y là A. CaCO 3 ; Ca(OH) 2 . B. CaCO 3 ; Ca(HCO 3 ) 2 . C. CaO; Ca(HCO 3 ) 2 . D. Ca(HCO 3 ) 2 ; Ca(OH) 2 . Câu 11. Hoà tan sodium trong nước được dung dịch X và khí Y. Lấy dung dịch X cho tác dụng lần lượt với dung dịch CuSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 thu được kết tủa Z và T. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là dãy nào sau đây? A. Na 2 OH, H 2 , Cu(OH) 2 , Fe(OH) 2 . B. NaOH, H 2 , Cu(OH) 2 , Fe(OH) 3 . C. Na(OH) 2 , H 2 , CuOH, Fe(OH) 2 . D. NaOH, H 2 , CuOH, Fe(OH) 3 . Câu 12. Aluminium bền trong không khí và nước là do A. aluminium là kim loại kém hoạt động. B. có màng oxide Al 2 O 3 bền vững bảo vệ. C. có màng Al(OH) 3 bền vững bảo vệ. D. aluminium có tính thụ động với không khí và nước. 2. Trắc nghiệm đúng sai: (3 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu thí sinh ghi rõ đúng hoặc sai. Câu 1. Tính chất vật lí chung của kim loại gồm: tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim. a. Kim loại dẻo nhất là Au. b. Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất là Ag. c. Một số kim loại Au, Ag... có tính ánh kim nên được dùng làm trang sức. d. Các thanh nhôm dùng làm thanh tản nhiệt trong các thiết bị. Câu 2. Từ quặng kim loại, người ta làm giàu quặng bằng cách loại bỏ các tạp chất như đất, cát, đá.... bằng các phương pháp hóa học phù hợp a. Phương pháp điện phân nóng chảy được áp dụng để tách các kim loại mạnh như Ca, Ba, Al... b. Có thể tách dùng các chất khử như C, CO, H2 để điều chế kim loại Mg từ MgO ở nhiệt độ cao. c. Phương pháp thủy luyện để tách các kim loại hoạt động hóa học yếu như Cu, Ag. d. Dùng cryolite (Na 3 AlF 6 ) với công dụng chính để hạ nhiệt độ nóng chảy của Al 2 O 3 . Câu 3: Carbon là nguyên tố phi kim có nhiều dạng thù hình và nhiều ứng dụng trong đời sống a. Kim cương làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính. b. Than chì (graphite) làm mặt nạ phòng hơi độc, khử màu, khử màu, khử mùi. c. Than hoạt tính làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì. d. Than mỏ, than gỗ làm nhiên liệu và điều chế một số kim loại.
3 PHẦN II. TỰ LUẬN (14 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). 1. Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: a. Tại sao khi đất chua người ta thường bón vôi bột? b. Tại sao khi quét vôi tôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại? c. Vì sao lúc trời nắng to thì không nên bón phân đạm ure cho cây trồng? d. Khi làm thí nghiệm, nếu do bất cẩn mà bị vài giọt acid sunfuric đặc dây vào tay thì phải dội nước ngay nhiều lần hoặc cho nước chảy mạnh vào tay khoảng 3-5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO 3 10% (không được rửa bằng xà phòng). 2. Có những chất: Fe 2 O 3 , Al 2 O 3 , FeCl 3 , Fe, Fe(OH) 3 , Al. a. Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển đổi hoá học (không phân nhánh), mỗi chất chỉ được xuất hiện một lần. b. Viết phương trình hoá học cho dãy chuyển đổi hoá học trên. Câu 2. (2,0 điểm). 1. Trong buổi thực hành thí nghiệm, học sinh lắp sơ đồ dụng cụ, hóa chất điều chế khí Cl 2 như hình vẽ. a. X, Y là các chất nào trong các chất sau: Ba(NO 3 ) 2 , H 3 PO 4 , CaCO 3 , H 2 SO 4 , MnO 2 , NaOH, NaCl, HCl. b. Với X, Y đã chọn ở phần (a). Học sinh lắp sơ đồ điều chế khí Cl 2 như thế có đảm bảo tính khoa học không? Vì sao? Nếu là em thì cần điều chỉnh những gì để đảm bảo tính khoa học? 2. Có 5 lọ được đánh số từ 1 đến 5, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: sodium sulfate, calcium nitrate, Sodium hydroxide, barium chloride, Aluminium sulfate. Tiến hành các thí nghiệm sau: - Rót dung dịch từ lọ 4 vào lọ 3 được kết tủa trắng; - Rót dung dịch từ lọ 2 vào lọ 1 có kết tủa keo, tiếp tục rót thì kết tủa tan; - Rót dung dịch từ lọ 4 vào lọ 5, ban đầu thì không có kết tủa, rót thêm một lượng nữa thì kết tủa xuất hiện. Tìm tên dung dịch chứa trong các lọ và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 3. (2,0 điểm). Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Mg làm 3 phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng với nước dư sinh ra 9,916 lít khí. - Phần 2: Tác dụng dung dịch KOH dư thì thấy sinh ra 17,353 lít khí. - Phần 3 : Tác dụng với dung dịch HCl, phản ứng xong thu được 29,748 lít khí. Các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Xác định % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. Câu 4. (2,0 điểm). 1. Hấp thụ 3,7185 lít khí CO 2 vào 200ml dung dịch hỗn hợp NaOH và Na 2 CO 3 0,4M, thu được dung dịch có chứa 19,98 gam hỗn hợp muối. Nồng độ mol của NaOH trong dung dịch ban đầu là
4 2. Cho m 1 gam Al vào 100 mL dung dịch gồm Cu(NO 3 ) 2 0,3M và AgNO 3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m 2 gam chất rắn X. Nếu cho m 2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,37185 lít khí (ở đkc).Tìm m 1 và m 2 . Câu 5. (2,0 điểm). Hỗn hợp X gồm kim loại Cu và một Iron oxide có công thức Fe x O y . Hòa tan hoàn toàn 15,68 gam X bằng một lượng dư H 2 SO 4 đặc (nóng), thu được dung dịch Y (chỉ chứa muối sulfate của kim loại, acid dư, nước) và khí SO 2 . Hấp thụ toàn bộ khí SO 2 bằng 500 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2 M thu được 17,36 gam kết tủa. a. Xác định công thức hóa học của Fe x O y , biết rằng cô cạn dung dịch Y thu được 40,0 gam hỗn hợp muối khan. b. Cho 7,84 gam X ở trên vào cốc chứa 160 ml dung dịch HCl 1 M thu được dung dịch P và m 1 gam chất rắn Q không tan. Cho dung dịch P tác dụng với 400,0 gam dung dịch AgNO 3 8,5% thu được m 2 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính giá trị m 1 , m 2 . Câu 6. (2,0 điểm). Hỗn hợp X gồm hydrogen, alkane Y và alkene Z. Cho m gam X lội chậm qua bình đựng dung dịch bromine dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng của bình đựng dung dịch bromine tăng 8,4 gam và có tối đa 24 ganm bromine phản ứng. Hỗn hợp khí T thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn thu được 7,437 lít CO 2 (đkc) và 8,1 gam H 2 O. a) Tính giá trị của m. b) Xác định công thức phân tử của Y, Z. Biết trong X, tỉ lệ mol n H2 : n Y = 1:2 c) Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y nhiệt lượng toả ra là 2220 kJ, còn khi đi cháy hoàn toàn 1 mol H 2 thì nhiệt lượng toả ra là 242 kJ. Tính nhiệt lượng tra ra khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T ở trên. Câu 7. (2,0 điểm). 1. Cho hỗn hợp A gồm 3 hydrocarbon mạch hở A 1 , A 2 , A 3 có công thức phân tử lần lượt là C x H y ; C 3x H y+2 ; C 2x H y+2 . Khi đốt cháy hoàn toàn A 1 , thu được thể tích hơi H 2 O gấp đôi thể tích khí CO 2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A 1 , A 2 và A 3 . Cho biết phản ứng hóa học đặc trưng của A 2 và giải thích. 2. Đốt cháy hoàn toàn một hydrocarbon (X), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 250 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M sau phản ứng thu được 7,88 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 5,4 gam so với dung dịch ban đầu. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức phân tử của X, biết M X < 30 (g/mol). ----- HẾT -----