Nội dung text Tam điều khiển giám sát.pdf
1 Câu 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của các khối trong HTTĐ điều khiển trên ô tô: Hệ thống điều khiển động cơ: Phun xăng điện tử, Điều khiển đánh lửa sớm điện tử, Điều khiển không tải, Các chức năng Hệ thống điều khiển điện thân xe: Phanh điều khiển điện tử, Hộp số tự động, Treo điện tử, Lái điện tử (Khái niệm, các chữ viết tắt tiếng anh) Cấu trúc: Trong đó: EFI: Hệ thống phun xăng điện tử. ESA: Hệ thống đánh lửa sớm điện tử. ISC: Hệ thống điều khiển tốc độ không tải. ECT: Hộp số tự động điều khiển điện tử. ABS: Hệ thống phanh chống bó cứng. TEMS: Hệ thống treo điều khiển điện tử TRC: Hệ thống chống trượt bánh xe. A/C: Hệ thống điều hoà không khí. DIAGNOSIS: Chức năng tự chuẩn đoán. Chức năng của các khối: A. Hệ thống điều khiển động cơ. - Chức năng của hệ thống điều khiển động cơ bao gồm EFI, ESA, ISC. Chúng điều khiển các tính năng cơ bản của động cơ, chức năng chẩn đoán, và chức năng dự phòng và an toàn. . Chức năng dự phòng, an toàn chỉ hoạt động khi có sự cố trong hệ thống điều khiển. Ngoài ra, còn có các thiết bị điều khiển phụ trên động cơ như hệ thống điều khiển cắt số truyền tăng, hệ thống điều khiển khí nạp... được điều khiển bằng ECU động cơ. 1. EFI: (Electronic Fuel Injection - Hệ thống phun xăng điện tử) Một bơm nhiên liệu điện cung cấp đủ nhiên liệu dưới áp suất không đổi đến các vòi phun. Các vòi phun sẽ phun 1 lượng nhiên liệu định trước vào đường ống nạp theo các tín hiệu từ ECU động cơ. ECU nhận các tín hiệu từ nhiều cảm biến thông báo về sự thay đổi các chế độ hoạt động của động cơ như: Áp suất đường ống nạp (PIM) hay lượng khí nạp (VS, KS và VG). Góc quay trục khuỷu (G) Tốc độ động cơ (NE) Tăng tốc/ Giảm tốc (VTA) Nhiệt độ nước làm mát (THW) Nhiệt độ khí nạp (THA) ECU sử dụng các tín hiệu này để xác định khoảng thời gian phun cần thiết nhằm đạt được hoà khí với tỉ lệ tối ưu phù hợp từng điều kiện hoạt động của động cơ. 2. ESA: (Electronic Spark Advance - đánh lửa sớm điện tử) ECU được lập trình với số liệu đảm bảo thời điểm đánh lửa tối ưu ở mọi chế độ hoạt động của động cơ. Dựa vào các số liệu do các cảm biến theo dõi hoạt động của động cơ gửi về , ECU sẽ gửi tín hiệu điều khiển IGT (thời điểm đánh lửa) đến IC đánh lửa để đánh lửa tại thời điểm chính xác. Các tín hiệu như: Tốc độ động cơ (NE) Góc quay trục khuỷu (G) Áp suất đường ống nạp (PIM) hay lượng khí nạp (VS, KS và VG). Nhiệt độ nước làm mát (THW)
3 Câu 2: Công dụng, cấu tạo của cảm biến đo lưu lượng khí nạp lọai cánh trượt, đo thông số nào? Ứng dụng loai HTCC nhiên liệu nào? Tín hiệu đo? MAF: Mass Air Flow: cảm biến đo lưu lượng khí nạp Công dụng: Dùng để đo thể tích không khí nạp đi vào xilanh động cơ. Cấu tạo: gồm cánh đo gió được giữa bằng một lò xo hoàn lực, cánh giảm chấn, buồng giảm chấn, cảm biến nhiệt độ khí nạp, vít chỉnh cầm chừng, mạch rẽ phụ, điện áp kế kiểu trượt được gắn đồng trục với cánh đo gió. 1-cánh đo, 2- cánh giảm chấn, 3- cảm biến nhiệt độ khí nạp, 4- điện áp kế kiểu trượt, 5- vít chỉnh cầm chừng, 6- mạch rẽ, 7- buồng giảm chấn. Ứng dụng loai HTCC nhiên liệu: Hệ thống phun xăng điện tử L-ÈFI Thống số đo: Thể tích Tín hiệu đo: Điện áp VS (vẽ đồ thị) Nguyên lí hoạt động: Khi không khí đi từ lọc gió qua cảm biến lưu lượng khí nạp, nó sẽ đẩy mở tấm đo cho đến khi lực tác dụng cân bằng với lò xo. - Một biến trở được lắp đồng trục với tấm đo, sẽ chuyển hoá lượng khí nạp thành tín hiệu điện áp (VS) đưa đến ECU. Buồng giảm chấn và tấm giảm chấn có tác dụng ngăn không cho tấm đo rung động khi lượng khí nạp thay đổi đột ngột. Trên đường khí tắt có vít chỉnh không tải. Sơ đồ nguyên lí cơ học, mạch điện và đồ thị Đồ thị đường đặc tuyến cảm biến cánh trượt Câu 3: Công dụng, cấu tạo của cảm biến đo áp suất đường ống nạp, đo thông số nào? Ứng dụng loai HTCC nhiên liệu nào? Tín hiệu đo? MAP:Manifold Absolute Pressure: cảm biến đo áp suất đường ống nạp Công dụng: Đo áp suất tuyệt đối trong bộ góp đường ống nạp. Cấu tạo: gồm 1 chíp silicon, trên đó có gắn 1 biến trở màng, 1 phía của chíp tiếp xúc với áp suất của đường ống nạp, phía còn lại tiếp xúc với buồng chân không chuẩn. Ứng dụng loai HTCC nhiên liệu: Hệ thống phun dầu điện tử D-EFI Thông số đo: Áp suất Tín hiệu: Dạng điện áp PIM (vẽ đồ thị) Nguyên lí làm việc: Khi áp suất đường ống nạp thay đổi làm cho màng silicon co dãn, khi đó điện trở của biến trở màng thay đổi làm cho điện áp thay đổi. Tín hiệu điện áp thay đổi sẽ được gửi về ECU. Sơ đồ cấu tạo, mạch điện và đường đặc tính
4 Câu 4: Công dụng, cấu tạo của cảm biến đo lưu lượng khí nạp lọai xoáy lốc, đo thông số nào?, ứng dụng loai HTCC nhiên liệu nào? Tín hiệu đo? MAF: Mass Air Flow - cảm biến đo lưu lượng khí nạp Công dụng: Dùng để đo thể tích không khí nạp đi vào xilanh động cơ. Cấu tạo: Gồm bộ tạo xoáy, trên trục tạo xoáy có gắn 1 tấm rung, phía trên tấm rung có 1 đèn LED và transistor quang học bố trí để thu ánh sáng đèn LED Nguyên lí hoạt động: Khi lưu lượng khí nạp thay đổi, tấm rung rung ít hay nhiều làm cho tín hiệu đóng mở của transistor quang tăng hay giảm, tín hiệu này được thể hiện dưới dạng tần số và được gửi về ECU. ECU nhận biết được lượng khí nạp vào động cơ nhiều hay ít. Sơ đồ cấu, mạch điện và tín hiệu xung cảm biến loại kaman Ứng dụng loai HTCC nhiên liệu: Hệ thống phun xăng điện tử. Thống số đo: Thể tích không khí nạp Tín hiệu đo: Dạng xung KS (vẽ đồ thị) Câu 5: Công dụng, cấu tạo của cảm biến đo lưu lượng khí nạp lọai dây nhiệt, đo thông số nào?, ứng dụng loai HTCC nhiên liệu nào? Tín hiệu đo? MAF: Mass Air Flow - cảm biến đo lưu lượng khí nạp Công dụng: Đo khối lượng không khí nạp. Cấu tạo: Gồm sợi dây nhiệt được làm nóng bằng dòng điện Ứng dụng loai HTCC nhiên liệu: Hệ thống phun xăng điện tử L-EFI Thống số đo: Khối lượng không khí nạp Tín hiệu: Điện áp VG (vẽ đồ thị) Nguyên lí hoạt động Dòng điện chạy qua dây sấy làm cho nó nóng lên. Khi không khí chạy qua dây sấy , dây sẽ được làm mát phụ thuộc vào khối lượng không khí nạp vào. Bằng cách điều khiển dòng điện chạy qua dây sấy để giữ cho nhiệt độ của dây không đổi có thể đo được lượng khí nạp bằng cách đo dòng điện. Sơ đồ nguyên lí và mạch điện