PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 23 Ôn tập chương 6.pdf

1 BÀI 23: ÔN TẬP CHƢƠNG 6 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC 1. Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại * Nguyên tử kim loại thường có từ 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng. * Trong tinh thể kim loại, các ion dương chiếm những nút của mạng tinh thể, các electron hóa trị chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể. * Trong tinh thể kim loại, liên kết kim loại được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với các ion dương kim loại ở các nút mạng. 2. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại * Kim loại là chất rắn (trừ Hg), có tính dẻo (dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi), tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. * Kim loại có tính khử: Tác dụng với phi kim, nước, dung dịch acid, dung dịch muối. 3. Kim loại trong tự nhiên và phƣơng pháp tách kim loại * Trong tự nhiên, hầu hết các kim loại tồn tại ở dạng hợp chất, chỉ một vài kim loại kém hoạt động như vàng, bạc, Platinum,...được tìm thấy dưới dạng đơn chất. * Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne → M - Những kim loại hoạt động hóa học mạnh được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của chúng. - Những kim loại hoạt động trung bình, yếu thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện hoặc điện phân dung dịch muối của chúng hoặc thủy luyện. 4. Hợp kim * Vật liệu kim loại chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim. * Tính chất hóa học của hợp kim tương tự tính chất hóa học của kim loại thành phần * Tính chất vật lí thường khác nhiều so với tính chất của các kim loại thành phần như độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần và độ dẻo thì kém hơn. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim tùy thuộc vào thành phần và cấu tạo tinh thể của hợp kim. 5. Sự ăn mòn kim loại * Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường. * Hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa. * Hai phương pháp bảo vệ kim loại là phương pháp điện hóa và phương pháp phủ bề mặt. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG CÂU HỎI CUỐI BÀI Câu 1. [KNTT - SGK] Cho các phát biểu sau: (1) Nguyên tử của các nguyên tố kim loại thường có từ 1 electron đến 3 electron ở lớp electron ngoài cùng.

3  chọn A Câu 4. [KNTT - SGK] Nhúng hai thanh kẽm giống nhau vào hai cốc (1) và (2) chứa 5 mL dung dịch HCl 1 M. Nhỏ thêm vào cốc (2) vài giọt dung dịch CuSO4 1 M. Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên xãy ra dạng ăn mòn nào? Giải thích. Hƣớng dẫn giải Cốc (1): chỉ ăn mòn hóa học Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 Cốc (2): ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu Zn/Cu tạo thành 2 điện cực khác bản chất tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Câu 1. Dây chảy là một chi tiết trong cầu chì có tác dụng ngắt dòng điện khỏi thiết bị, bảo vệ thiết bị khi xảy ra sự cố làm tăng nhiệt độ. a. Khi nhiệt độ tăng cao, đoạn dây này bị chảy và đứt. b. Dây chảy thường được làm bằng kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp như chì. c. Khi dây chảy bị đứt, có thể thay dây chảy bằng dây thép. d. Trong mạng điện của hộ gia đình, bắt buộc phải có cầu chì. Hƣớng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng c. Sai vì thép có nhiệt độ nóng chảy cao, không phù hợp làm dây chảy. d. Sai vì ngoài cầu chì, có thể sử dụng thiết bị khác như aptomat. Câu 2. Cho đinh sắt đã được đánh sạch bề mặt vào 3 mL dung dịch của một trong các muối sau (có nồng độ 1 M): aluminium chloride, zinc nitrate, copper (II) sulfate, lead (II) nitrate. a. Có 2 phản ứng sinh ra kim loại trong thí nghiệm trên. b. Đinh sắt phản ứng với copper (II) sulfate sinh ra sắt (III) sulfate. c. Nếu thay đinh sắt bằng dây kẽm (zinc) thì có 3 phản ứng xảy ra. d. Nếu thay dung dịch aluminium chloride dung dịch silver nitrate thì có 3 phản ứng sinh ra kim loại. Hƣớng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì sinh ra sắt (II) sulfate. c. Sai vì zinc chỉ tác dụng với copper (II) sulfate và lead (II) nitrate d. Đúng.
4 Câu 3. Thực hiện thí nghiệm sự ăn mòn điện hóa sắt bằng cách cho 1 đinh sắt mới vào ống nghiệm, thêm tiếp 3mL nước. Để ống nghiệp trong không khí 3 ngày. a. Sau 3 ngày, đinh sắt bị ăn mòn điện hóa. b. Thí nghiệm có sự tạo thành pin điện. c. Thành phần chính của gỉ sắt là FeO.nH2O. d. Để đinh sắt bị ăn mòn chậm hơn, có thể quấn 1 sợi kẽm (zinc) xung quanh đinh sắt. Hƣớng dẫn giải a. Đúng. b. Đúng. c. Sai vì gỉ sắt có thành phần chính là Fe2O3.nH2O. d. Đúng. Zn trở thành cực âm và bị ăn mòn trước sắt. Câu 4. Người ta có thể thu được kim loại bằng cách tách kim loại từ các hợp chất của chúng, hoặc bằng quá trình tái chế kim loại. a. Để tách nguyên tố kim loại ra khỏi hợp chất của chúng cần thực hiện phản ứng oxi hóa cation kim loại thành nguyên tử. b. Có thể sử dụng nhiệt luyện để điều chế tất cả kim loại. c. Phương pháp điện phân chỉ được sử dụng để điều chế kim loại hoạt động hóa học mạnh. d. Phương pháp điện phân dù tiêu tốn nhiều năng lượng nhưng cho sản phẩm có độ tinh khiết cao nên được dùng nhiều trong tinh chế kim loại. Hƣớng dẫn giải a. Sai vì cần khử cation kim loại. b. Sai vì chỉ điều chế kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu. c. Sai vì có thể điều chế các kim loại hoạt động hóa học trung bình và yếu d. Đúng. Câu 5. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim. a. Hợp kim có nhiều tính chất cơ học, tính chất vật lí vượt trội so với kim loại. b. Hợp kim có tính chất hóa học khác xa so với tính chất hóa học của các kim loại thành phần. c. Hợp kim được sử dụng phổ biến của sắt là gang và thép. d. Vàng là kim loại có tính dẻo cao nên thường được bổ sung một số kim loại khác nhằm tăng độ cứng của vàng. Hƣớng dẫn giải a. Đúng. b. Sai vì tính chất hóa học của hợp kim tương tự so với tính chất hóa học của các kim loại thành phần. c. Đúng. d. Đúng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.