PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - HS.docx



B. hủy diệt nơi sống và các hệ sinh thái. C. môi trường suy giảm do các hoạt động của con người. D. phát triển quá mức các hệ sinh thái nhân tạo. Câu 23. Nhóm tài nguyên vĩnh cửu bao gồm: A. Năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy triều. B. Đất, nước, sinh vật. C. Khoáng sản, phi khoáng sản. D. Sinh vật, gió, thủy triều. Câu 24. Những nguyên nhân nào gây nên sự suy giảm cuộc sống con người? I. Hiện tượng Elnino và hiện tượng Lanina. II. Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. III. Khai thác các hệ sinh thái một cách không bền vững. IV. Sự gia tăng dân số ngày một nhanh, gây sức ép ngày càng lớn lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường. A. I, III và IV. B. I, II và III. C. II, III và IV. D. I, II, III và IV. Câu 25. Năm 2005, ít nhất 10 con gấu xám Bắc Mĩ trong hệ sinh thái Yellowstone đã bị giết do tiếp xúc với con người. Nguyên nhân những cái chết này là do: va chạm với ô tô, thợ săn nổ súng khi bị một con gấu xám cái tấn công với đàn con gần đó và các nhà quản lí khu bảo tồn giết chết những con gấu tấn công gia súc liên tục. Biện pháp nào sau đây phù hợp để thực hiện bảo tồn loài gấu ở khu vực này bằng cách giảm thiểu những va chạm giữa gấu và con người? A. Quy định giới hạn tốc độ phương tiện giao thông trên đường trong khu vực vườn quốc gia. B. Ngăn cấm không cho con người đến khu vực này. C. Quy định thời gian và địa điểm các mùa săn bắn. D. Cấm săn bắn trên toàn khu bảo tồn. Câu 26. Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở một bậc là: A = 400 kg/ha; B = 500 kg/ha; С = 4000 kg/ha; D = 60 kg/ha; E = 4 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau: Hệ sinh thái 1: А В C E. Hệ sinh thái 2: A В D E. Hệ sinh thái 3: С A B E.Hệ sinh thái 4: С A D E. Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái nào không tồn tại? A. Hệ sinh thái 1. B. Hệ sinh thái 2. C. Hệ sinh thái 3. D. Hệ sinh thái 4. Câu 27. Đâu là vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống? (1) Xây dựng các biện pháp bảo vệ sử đa dạng sinh học (2) Xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống (3) Xây dựng các bộ luật về bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên (4) Xây dựng các công trình nghiên cứu về di truyền, tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. (5) Xây dựng các biện pháp ứng phí với biến đổi khí hậu. A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (5) C. (2), (4), (5) D. (2), (3), (4) Câu 28. Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động sau đây? (1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép (2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. (3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã. (4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã. (5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,... A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 29. Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất? (1) Trồng xen canh các loài cây họ Đậu. (2) Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí. (3) Bón phân đạm hóa học. (4) Bón phân hữu cơ. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 30. Có bao nhiêu biện pháp để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển? (1) Khai thác hợp lý và kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật (2) Tập trung khai thác các loài sinh vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao
(3) Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ như: rừng ngập mặn, san hồ, đầm đá, bãi ngập triều (4) Bảo vệ môi trường biển bằng cách hạn chế ô nhiễm dầu, rác thải, thuốc trừ sâu… A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 31. Để bảo vệ đa dạng sinh học cần: (1) Có biện pháp bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. (2) Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. (3) Cho săn bắt, buôn bán các loại động vật quý hiếm. (4) Giáo dục người dân có ý thức bảo vệ môi trường, các loài động thực vật hoang dã. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 32. Cho bảng số liệu sau về sự biến động thành phần loài và diện tích rừng ở nước ta: Số lượng loài Thực vật Thú Chim Số lượng loài đã biết 14500 300 830 Số lượng loài bị mất dần 500 96 57 Năm 1943 1983 2005 Diện tích rừng (triệu ha) 14,3 7,2 12,7 Từ bảng số liệu trên, có một số nhận xét sau đây: (1) Nước ta có thành phần loài đa dạng phong phú nhưng đang bị suy giảm. (2) Diện tích rừng từ năm 1943 - 1983 bị thiệt hại nghiêm trọng nhưng sang đến năm 2005 lại có dấu hiệu phục hồi nguyên nhân chính là do điều kiện thiên nhiên nước ta thuận lợi, rừng tái sinh lại nhanh chóng (3) Nguyên nhân chính của sự suy giảm rừng và thành phần loài là do con người tác động. (4) Để khắc phục tình trạng diện tích rừng bị thu hẹp, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia. Có bao nhiêu nhận xét đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 33. Có rất nhiều biện pháp cho sự bền vững, giải pháp nào sau đây không phải là một trong những giải pháp bền vững: A. Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn gen tự nhiên và nhân tạo. B. Kiểm soát sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. C. Giảm tới mức tối thiểu quá trình khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho công nghiệp mà thay vào đó là khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho nông nghiệp. D. Khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, tái sinh các hệ sinh thái bị tàn phá. Câu 34. Cho các hoạt động sau của con người: (1) Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên khoáng sản. Các hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững là: A. (1), (2). B. (2), (3). C. (1),(2),(4). D. (3),(4). Câu 35. Cho các thông tin sau về vấn đề khai thác - bảo vệ hệ sinh thái rừng: Biện pháp Hiệu quả 1. Trồng rừng. a. Tránh việc đốt rừng làm nương rẫy... góp phần bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn. 2. Vận động dân tộc ít người sống định canh, định cư. b. Thúc đẩy toàn dân tham gia bảo vệ rừng. 3. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. c. Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, giúp cân bằng hệ sinh thái. 4. Xây dựng kế hoạch khai thác rừng hiệu quả, bền vững. d. Cung cấp gỗ củi dùng trong sinh hoạt, phát triển công nghiệp, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt... 5. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền bảo vệ rừng. e. Hạn chế mức độ khai thác, tránh khai thác quá mức làm cạn kiệt tài nguyên. 6. Ngăn chặn nạn phá rừng. f. Bảo vệ rừng, nhất là rừng nguyên sinh. Trong các tổ hợp ghép đôi của các phương án dưới đây, phương án nào đúng? A. 1-f, 2-b, 3-c, 4-e, 5-a, 6-d. B. 1-d, 2-a, 3-c, 4-e, 5-b, 6-f. C. 1-d, 2-a, 3-f, 4-e, 5-b, 6-c. D. 1-f, 2-a, 3-d, 4-e, 5-b, 6-c.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.