Nội dung text Đề 3 - Phát triển đề tham khảo BGD môn Lịch Sử năm 2025.doc
“Việt Nam luôn ủng hộ các mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc, như duy trì hòa bình và an ninh, chống chạy đua vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Việt Nam cũng là nước tham gia ký kết nhiều điều ước quốc tế do Liên hợp quốc tổ chức”. ( https://tapchicongsan.org.vn/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/47741/lien-hop-quoc-va- nhung-dong-gop-cua-viet-nam.aspx ) a) Duy trì hòa bình, an ninh thế giới là mục tiêu của Liên hợp quốc. b) Liên hợp quốc ủng hộ việc chạy đua vũ trang để bảo vệ đất nước. c) Liên hợp quốc đã góp phần chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai và đảm bảo hòa bình bền vững cho nhân loại. d) Từ khi gia nhập Liên hợp quốc, Việt Nam không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề dân tộc. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới". ( https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-dai-hoi-den-dai-hoi/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc- lan-thu-iii-175 ) a) Phát huy tinh thần yêu nước là một nguyên nhân thành công của cách mạng Việt Nam. b) Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. c) Cách mạng Việt Nam đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu lớn của thời đại và Hiến chương Liên hợp quốc. d) Bằng việc thực hiện đồng thời cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đã góp phần duy trì hòa bình ở khu vực. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tổ chức thật tốt các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao; chủ động, tích cực, làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ với các đối tác; đẩy mạnh đối ngoại đa phương; giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, trước hết”. (Xem: Nguyễn Phú Trọng: “Phát huy những kết quả và bài học kinh nghiệm đã có; tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 1.014, tháng 5-2023, tr.19). a) Trong thời kì đổi mới, Việt Nam thực hiện thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. b) Hoạt động đối ngoại song phương trước đa phương đã góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. c) Để thực hiện hội nhập và phát triển, Việt Nam cần thực hiện chính sách đối ngoại chung với các quốc gia trên thế giới. d) Một trong những điểm mới của đường lối đổi mới đất nước ở Việt Nam là đặt lợi ích của dân tộc và nhân dân lên trên hết. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Thực hiện chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt một tầm cao mới. Tiến trình hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng nâng tầm thế và lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế; nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm […]. Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam”. ( https://vietnamhoinhap.vn/vi/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam-trong-boi-canh-hien-nay- 22223.htm ) a) Hội nhập quốc tế là một trong những chính sách đối ngoại của Việt Nam. b) Một trong những đóng góp của hội nhập quốc tế là thúc đẩy sự phát triển đất nước. c) Sự kết hợp giữa bản chất ưu việt của thế chế chính trị với chính sách hội nhập phù hợp đã giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu chủ nghĩa xã hội. d) Sự phát triển kinh tế - xã hội và chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam có tác động qua lại với nhau và nâng cao sức mạnh quốc gia.
-----------------------------HẾT-----------------------------