Nội dung text BÀI 2, 3 ĐỘNG NĂNG - THẾ NĂNG - CƠ NĂNG-GV.docx
Một số vật có động năng. Người chạy trên bờ biển Xe chuyển động Máy bay chuyển động Băng chuyền vận chuyển kiện hàng Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động. Vật có khối lượng càng lớn chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. Động năng của một vật bằng một nửa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật. Công thức tính động năng 2 d 1 Wmv 2 - Trong đó + dW là động năng của vật [J]. + v là vận tốc của vật trong quá trình chuyển động [m/s]. + m là khối lượng của vật [kg]. Một số vật có thế năng. Kinh khí cầu lơ lửng trên không Đồng hồ treo tường Máy bay đang bay trên không Quả táo trên cây Thế năng trọng trường, hay gọi tắt là thế năng, là năng lượng vật có được khi ở trên cao so với mặt đất (hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao). Vật có khối lượng càng lớn ở độ cao càng cao thì thế năng càng lớn. Giá trị của thế năng phụ thuộc vào mốc chọn để tính độ cao, hay còn gọi là gốc I ĐỘNG NĂNG BÀI 2 ĐỘNG NĂNG – THẾ NĂNG – CƠ NĂNG II THẾ NĂNG
thế năng. Thông thường, gốc thế năng được chọn tại mặt đẫt. Công thức tính thế năng tWPh10mh - Trong đó + tW là thế năng của vật [J]. + h là độ cao của vật so với mặt đất [m]. + P là trọng lượng của vật với [N]. Trong thực tế, một vật có thể vừa có động năng, vừa có thế năng. ô tô đang chạy trên cầu dù lượn đang lướt trên không vệ tinh nhân tạo quay xung quanh Trái Đất Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng trọng trường của vật 22td11W=W+W=Ph+mv10mh+mvJ 22 Chuyển động của con lắc đơn: Cấu tạo gổm một vật nặng được treo ở đầu một sợi dây nhẹ, không dãn. Cách kích thích: Từ vị trí cân bằng O ban đầu, vật nặng được kéo lệch lên một độ cao h tại A rồi thả nhẹ. Khi đó, con lắc sẽ dao động xung quanh O. Chọn gốc thế năng tại O. Tại A và B thế năng lớn nhất, động năng nhỏ nhất. Tại O thế năng nhỏ nhất, động năng lớn nhất. - Từ O đến A và từ O đến B (chuyển động từ thấp lên cao) vật nặng có tốc độ giảm dẩn và độ cao tăng dần. Động năng của vật đang chuyên hoá dần thành thế năng. Từ A đến O và từ B đến O (chuyển động từ cao xuống thấp) vật nặng có độ cao giảm dẩn và tốc độ tăng dân, nghĩa là thế năng của nó giảm dần và động năng tăng dẩn. Trong quá trình này, thế năng của vật đang chuyển hoá dấn thành động năng. Chuyển động của quả bóng được thả từ độ cao h: III CƠ NĂNG IV SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Tại vị trí z 1 = h thế năng lớn nhất, động năng nhỏ nhất. Tại vị trí z 2 = 0 thế năng nhỏ nhất, động năng lớn nhất. Từ vị trí z 2 lên vị trí z 1 (chuyển động từ thấp lên cao) quả bóng có tốc độ giảm dẩn và độ cao tăng dần. Động năng của vật đang chuyên hoá dần thành thế năng. Từ vị trí z 1 xuống vị trí z 2 (chuyển động từ cao xuống thấp) vật nặng có độ cao giảm dẩn và tốc độ tăng dân, nghĩa là thế năng của nó giảm dần và động năng tăng dẩn. Trong quá trình này, thế năng của vật đang chuyển hoá dấn thành động năng. Kết luận: Trong quá trình vật chuyển động, động năng và thế năng của vật có thê’ chuyển hoá qua lại lẫn nhau. nếu vật chuyển đôgnj không chịu tác dụng của lực cản thì cơ năng của vật được bảo toàn, có nghĩa là cơ năng không đổi tại mọi thời điểm.
BÀI TẬP TỰ LUẬN ĐỊNH TÍNH Câu 1: [TTN] [CTST] Nêu một trường hợp trong đó con người sử dụng cơ năng vào mục đích có ích. Phân tích sự chuyển hoá năng lượng trong trường hợp đó. Hướng dẫn giải - Trường hợp trong đó con người sử dụng cơ năng vào mục đích có ích: + Sử dụng cơ năng để các phương tiện (xe đạp, ô tô, xe máy,..) chuyển động được. Trong quá trình hoạt động của các phương tiện có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng, hóa năng thành động năng, thế năng, nhiệt năng,…. + Sử dụng cơ năng để tạo ra gió mát trong các thiết bị quạt (quạt trần, quạt cây, quạt treo tường, …). Trong quá trình quạt hoạt động có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành động năng, nhiệt năng, …. Câu 2: [TTN] [CTST] Trong hình dưới đây, chậu cây nào có thế năng lớn nhất? Giải thích. Hướng dẫn giải - Ta đã biết rằng vật có trọng lượng càng lớn và ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn, mà trong 3 chậu trên thì chậu A là vật có trọng lượng lớn nhất (bằng chậu C) khi kích thước 2 chậu là như nhau và lớn hơn chậu B, bên cạnh đó chậu A có độ cao lớn nhất so với mặt đất nên chậu A có thế năng lớn nhất. Câu 3: [TTN] [CTST] Nêu thêm một số ví dụ minh hoạ cho các vật vừa có động năng, vừa có thế năng. Hướng dẫn giải - Ví dụ các vật vừa có động năng, vừa có thế năng là: chiếc xe máy đang chạy trên cầu vượt ngã tư sở, quả bóng đá đang bay vào gôn, máy bay đang bay trên bầu trời, chim bay, nước chảy từ trên cao xuống,…. Câu 4: [TTN] [KNTT] So sánh thế năng trọng trường của hai vật ở cùng một độ cao so với gốc thế năng, biết khối lượng của vật thứ nhất gấp 3 lần khối lượng của vật thứ hai. Hướng dẫn giải - Thế năng trọng trường của vật thứ nhất là ttWmghmghW 112233=== - Thế năng trọng trường của vật thứ hai là tWmgh 22= - Vậy thế năng trọng trường của vật thứ nhất lớn gấp 3 lần thế năng trọng trường của vật thứ hai. Câu 5: [TTN] Muốn nhận biết một vật có thế năng hay không thì ta phải xem xét điều gì?