Nội dung text Đề số 1-HS.docx
Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO Đề số 1 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Tháng 12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang đã thông qua văn kiện nào sau đây? A. Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên Xô. B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Bôn-sê-vích liên minh với tư sản. C. Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất trên toàn Liên bang Xô viết. D. Chính sách Kinh tế mới, Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất. Câu 2. Chủ nghĩa xã hội được mở rộng sang khu vực Mỹ La-tinh sau thắng lợi của cách mạng ở quốc gia nào sau đây? A. Bra-xin. B. Pê-ru. C. Cu-ba. D. Chi-lê. Câu 3. Quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây là A. Lào. B. Xin-ga-po. C. Mi-an-ma. D. Xiêm. Câu 4. Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập sau sự kiện nào sau đây? A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. Chủ nghĩa xã hội ở châu Âu đã mở rộng. D. Cách mạng tư sản Mỹ giành thắng lợi. Câu 5. Ở Việt Nam, triều đại nào sau đây đã ba lần lãnh đạo quân dân kháng chiến đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông – Nguyên? A. Lý. B. Trần. C. Lê. D. Nguyễn. Câu 6. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789) là thắng lợi quân sự của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại thế lực ngoại xâm nào sau đây? A. Hán. B. Đường. C. Minh. D. Thanh. Câu 7. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Hội nghị Pốt-xđam được triệu tập (1945). B. Cách mạng Trung Quốc thành công (1949). C. Cách mạng Cu-ba giành thắng lợi (1959).
D. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tan rã (1991). Câu 8. Quốc gia nào sau đây là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Thái Lan. B. Lào. C. Việt Nam. D. Cam-pu-chia. Câu 9. Trong năm 1975, quân dân miền Nam Việt Nam tổ chức chiến dịch quân sự nào sau đây? A. Việt Bắc. B. Biên giới. C. Tây Nguyên. D. Điện Biên Phủ. Câu 10. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2006 tập trung vào nội dung chính nào sau đây? A. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn. B. Hình thành cơ chế kế hoạch hoá. C. Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát. D. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Câu 11. Năm 1950, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia nào sau đây? A. Liên Xô, Trung Quốc. B. Nhật Bản, Pháp. C. Pháp, Liên Xô. D. Mỹ, Anh. Câu 12. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tổ chức chính trị nào sau đây? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Tâm tâm xã. C. Đông Dương Cộng sản đảng. D. Việt Nam Độc lập Đồng minh. Câu 13. Hội nghị I-an-ta (2-1945) không có quyết định nào sau đây? A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. B. Liên Xô có ảnh hưởng ở Đông Nam Á. C. Mỹ chiếm đóng miền Tây nước Đức. D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Câu 14. Đọc tư liệu sau đây và trả lời câu hỏi: “Sự hình thành Cộng đồng đã đưa ASEAN trở thành một tổ chức khu vực khá gắn kết với mức độ và phạm vi hợp tác được nâng cao hơn nhiều so với trước đây và đóng vai trò quan trọng đối với hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Cộng đồng ASEAN năm 2015 là kết quả của tầm nhìn chung và nỗ lực của cả 10 nước thành viên trong triển khai Tầm nhìn ASEAN 2020 cùng hàng loạt chương trình và kế hoạch tiếp nối sau đó để hướng tới mục tiêu một ASEAN “gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và có trách nhiệm về xã hội”.
(Vũ Hồ, “ASEAN: Hành trình năm mươi lăm năm từ quá khứ đến tương lai”, Tạp chí Cộng sản online, ngày 29-8-2022) Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Nâng cao mức độ gắn kết và hợp tác hiệu quả giữa các thành viên. B. Đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh. C. Nâng cao mức độ nhất thể hoá khu vực với một đồng tiền chung. D. Đưa ASEAN trở thành tổ chức liên minh khu vực chặt chẽ nhất. Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng một trong những nguyên nhân đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của quân dân Việt Nam? A. Có sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa từ đầu cuộc kháng chiến. B. Sự đoàn kết trong chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. C. Đường lối lãnh đạo khoa học, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam. D. Hậu phương kháng chiến ngày càng được củng cố và mở rộng. Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân Việt Nam? A. Là thời cơ cho giải phóng miền Nam. B. Buộc Mỹ rút quân viễn chinh về nước. C. Mở ra cục diện vừa đánh, vừa đàm. D. Chuyển cách mạng sang thế tiến công. Câu 17. Công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) ở Việt Nam đạt được thành tựu cơ bản nào sau đây? A. Đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn nhất ASEAN. B. Đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội. C. Giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá. D. Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao trên thế giới. Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu của ngoại giao Việt Nam sau năm 1986? A. Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. B. Thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. C. Trở thành thành viên chính thức của tổ chức Liên hợp quốc. D. Trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ từ năm 2010. Câu 19. Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1945 – 1946 có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. B. Buộc thực dân Pháp phải công nhận Việt Nam độc lập.
C. Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong kháng chiến. D. Giúp Việt Nam nhận được nhiều viện trợ từ các nước. Câu 20. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết số 24C/18.65, ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoa kiệt xuất của Việt Nam vì Chủ tịch Hồ Chí Minh A. có những đóng góp riêng trong lĩnh vực văn hoá. B. có những đóng góp riêng trong lĩnh vực quân sự. C. tiêu biểu cho ý chí và khát vọng độc lập, tự do của nhân loại. D. tích cực tham gia vào sự nghiệp giáo dục của nhiều quốc gia. Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng “sức mạnh thời đại” trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Quân Đồng minh chiến thắng phát xít, đặc biệt là phát xít Nhật. B. Sự lớn mạnh của phe xã hội chủ nghĩa làm suy yếu chủ nghĩa phát xít. C. Sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam. D. Phong trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của công cuộc Đổi mới (từ năm 1986) ở Việt Nam? A. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. B. Đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp có thu nhập cao. C. Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp. D. Nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Câu 23. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1995) chứng tỏ Việt Nam đã A. có nhiều nỗ lực đóng góp tích cực, hiệu quả cho tổ chức này. B. trở thành nước có vị thế, uy tín lớn duy nhất trong khu vực. C. nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa. D. phá thế bị bao vây, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Câu 24. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Hoàn thành được việc giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước. B. Bước đầu đã giải quyết được cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. C. Mở ra hướng giải quyết khủng hoảng về thành lập tổ chức tiền cộng sản.