PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên đề 2 - Phản ứng hóa học. Cân bằng phản ứng hóa học.pdf

Chuyên đề Phản ứng hóa học. Cân bằng phản ứng hóa học Giải thích ý tưởng: -Học xong phần cơ bản về phản ứng hóa học – cân bằng phản ứng hóa học, học sinh đã nắm được 3 nội dung cơ bản (1) Khái niệm phản ứng hóa học, chất phản ứng, chất sản phẩm. (2) Cách biểu diễn phản ứng hóa học bằng sơ đồ dạng chữ. (3) Cách lập phương trình hóa học (cân bằng phương trình hóa học) cho các phản ứng đơn giản -Trước chuyên đề số 8, tôi đã cho HS làm quen với các loại chất vô cơ hay gặp bao gồm: +Đơn chất kim loại (giới thiệu theo dãy hoạt động hóa học của kim loại) +Đơn chất phi kim. +Hợp chất với H của phi kim và các loại hợp chất vô cơ: oxide, acid, base, muối. -Phần tôi viết sau đây có các mục đích: (1) Phát triển cho HS kĩ năng nhận diện phản ứng đơn giản và phản ứng phức tạp để lựa chọn kĩ thuật cân bằng phù hợp. (2) Bước đầu giới thiệu và cho HS làm quen với một số quy luật phản ứng của các chất vô cơ. (3) Hướng dẫn và cho HS rèn kĩ năng cân bằng các phản ứng đơn giản như phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi; phản ứng đốt cháy hợp chất vô cơ, hữu cơ. (4) Hướng dẫn và cho HS rèn kĩ năng cân bằng các loại phản ứng phức tạp bằng phương pháp biến thiên hóa trị và phương pháp thăng bằng electron. A. Lí thuyết I.Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ 1.Phản ứng hóa hợp -Khái niệm: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học có 2 hay nhiều chất phản ứng và tạo ra 1 chất sản phẩm. -Các phản ứng hóa hợp hay gặp: (1)Phản ứng của oxygen với kim loại hoặc phi kim tạo oxide Vd: 2O2 + 3Fe o t Fe3O4 3O2 + 4Al  2Al2O3 O2 + C o t CO2 5O2 + 4P o t 2P2O5 (2)Phản ứng của các halogen X2 (F2, Cl2, Br2, I2) với H2 tạo khí hydrogen halide Vd: H2 + F2  2HF H2 + Cl2 o t 2HCl.
(3)Phản ứng của các halogen X2 với kim loại tạo muối halide Vd: 3Cl2 + 2Fe o t 2FeCl3 3I2 + 2Al H O2 2AlI3 (4)Phản ứng của sulfur với kim loại tạo muối sulfide Vd: S + Fe o t FeS 3S + 2Al o t Al2S3 (5)Phản ứng của oxide acid với oxide base tạo muối Vd: CO2 + CaO  CaCO3 P2O5 + 3Na2O  2Na3PO4 (6)Phản ứng của oxide acid với nước tạo acid Vd: SO3 + H2O  H2SO4 4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3 (7)Phản ứng của oxide base với nước tạo base (kiềm) Vd: Na2O + H2O  2NaOH; CaO + H2O  Ca(OH)2 2. Phản ứng phân hủy -Khái niệm: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có 1 chất phản ứng tạo ra 2 hay nhiều chất sản phẩm. -Các phản ứng phân hủy hay gặp: (1) Phản ứng nhiệt phân base không tan tạo oxide base và nước Vd: 2Fe(OH)3 o t Fe2O3 + 3H2O Cu(OH)2 o t CuO + H2O (2) Phản ứng nhiệt phân muối carbonate trung hòa của kim loại không thuộc nhóm IA tạo oxide và nước Vd: CaCO3 o t CaO + CO2; MgCO3 o t MgO + CO2 (3) Phản ứng nhiệt phân muối hydrogen carbonate tạo muối carbonate trung hòa, khí carbonic và nước Vd: 2NaHCO3 o t Na2CO3 + H2O + CO2; Ca(HCO3)2 o t CaCO3 + H2O + CO2 (4) Phản ứng nhiệt phân muối nitrate của kim loại thuộc nhóm IA tạo muối nitrite và khí oxygen Vd: 2KNO3 o t 2KNO2 + O2 2NaNO3 o t 2NaNO2 + O2 (5) Phản ứng nhiệt phân muối nitrate của kim loại không thuộc nhóm IA tạo oxide hoặc kim loại, khí oxygen và khí nitrogen dioxide Vd: 2Mg(NO3)2 o t 2MgO + 4NO2 + O2

HCl + NaHCO3  NaCl + H2O + CO2 2HCl + Na2CO3  2NaCl + H2O + CO2 (4) Phản ứng của dung dịch kiềm với dung dịch muối tạo muối mới và base mới Vd: 2NaOH + FeCl2  Fe(OH)2 + 2NaCl 3NaOH + FeCl3  Fe(OH)3 + 3NaCl (5) Phản ứng của dung dịch muối với dung dịch muối tạo các muối mới Vd: NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3 CaCl2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaCl 5.Các phản ứng phức tạp -Các phản ứng phức tạp là các phản ứng không đơn thuần thuộc 4 loại phản ứng trên, chúng có thể có nhiều chất phản ứng, nhiều chất sản phẩm. -Các phản ứng phức tạp hay gặp: (1) Phản ứng của dung dịch H2SO4 đặc với kim loại, phi kim, hợp chất Fe(II), Fe3O4,... Vd: 6H2SO4 đặc + 2Fe o t Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2 2P + 5H2SO4 đặc o t 2H3PO4+ 5SO2 + 2H2O 4H2SO4 đặc + 2FeCO3  Fe2(SO4)3 + 4H2O + SO2 + 2CO2 (2) Phản ứng của HNO3 với kim loại, phi kim, hợp chất Fe(II), Fe3O4,.... Vd: 30HNO3 loãng + 8Al  8Al(NO3)3 + 9H2O + 3NH4NO3 C + 4HNO3 đặc o t CO2 + 2H2O + 4NO2 28HNO3 + 3Fe3O4  9Fe(NO3)3 + 14H2O + NO (3) Phản ứng của dung dịch HCl với KMnO4, K2Cr2O7,...để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm Vd: 16HCl + 2KMnO4  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O 14HCl + K2Cr2O7  2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O II.Kĩ thuật cân bằng các phản ứng hóa học phức tạp bằng phương pháp biến thiên hóa trị 1.Một số quy ước về hóa trị -Trong đơn chất, coi hóa trị của nguyên tố bằng 0. Vd: 0 0 0 0 2 2 Fe Cu Cl O , , , -Trong hợp chất: +H có hóa trị I. +O có hóa trị II. +Các kim loại Na, K, Ag có hóa trị I; Mg, Ca, Ba, Zn có hóa trị II; Al có hóa trị III. -Trong hợp chất có O: tổng hóa trị của O=tổng hóa trị của các nguyên tố còn lại. Vd: a II FeO (a là hóa trị của Fe) => a.1=II.2 => a=II.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.