Nội dung text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu).docx
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 15 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: “Sau khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thần Kim Quy cho An Dương Vương một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. An Dương Vương chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. An Dương Vương quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm”. (Truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy) Chiếc nỏ thần của An Dương Vương có đặc điểm gì đặc biệt? A. Chiếc nỏ có thể bắn trúng cả trăm phát và giết hàng ngàn quân địch. B. Chiếc nỏ chỉ có thể bắn một phát và không có sức mạnh đặc biệt. C. Chiếc nỏ nhỏ và nhẹ, ai cũng có thể sử dụng. D. Chiếc nỏ có lẫy làm bằng vàng và chỉ có thể bắn một lần. Câu 2: “Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay! Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh không hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng, như cá cắn câu. Cá cắn câu, biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng, biết thuở nào ra?”
Câu 5: “Thâm sơn tịch tịch điểu hô nhân, Hoạ lý khan lai diệc bức chân. Nhàn quải ngọ song triêu thoái nhật, Mộng hồi nghi thị cố viên xuân”. (Nguyễn Trãi, Đề sơn điểu hô nhân đồ) Bài thơ trên thuộc thể loại nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát. D. Ngũ ngôn bát cú. Câu 6: “Bao giờ cũng vẫn vậy! - Xergei Ivanovitr ngắt lời chàng, - người Nga chúng ta bao giờ cũng thế! Có lẽ khả năng nhìn thấy khuyết điểm của bản thân mình là mặt tốt của tính tình chúng ta, nhưng chúng ta đã đi quá trớn: ta khoái trá với cái chất châm biếm mà bao giờ ta cũng có thừa. Tôi chỉ cần nói với chú điều này thôi: nếu người ta cho một dân tộc khác ở châu Âu, như người Đức, người Anh chẳng hạn, được hưởng cũng những quyền hạn đó, cũng những chế độ địa phương đó, họ sẽ biến những cái đó thành tự do, còn chúng ta thì chỉ biết đem ra chế giễu”. (Lev Tolstoy, Anna Karenina) Theo đoạn trích, Xergei Ivanovitr có quan điểm gì về người Nga? A. Người Nga luôn tự hào về những quyền hạn và chế độ địa phương của mình. B. Người Nga có khả năng nhìn nhận khuyết điểm của mình, nhưng lại thường xuyên chế giễu những quyền lợi mà mình có. C. Người Nga luôn biến mọi quyền lợi thành tự do như các dân tộc châu Âu khác. D. Người Nga không quan tâm đến những quyền lợi và chế độ địa phương. Câu 7: “Cụ Tú đậu tú tài khoa thi hương cuối cùng khi tuổi đã lớn, sau đó là bỏ hẳn bút lông để theo bút sắt. Cụ Tú ngâm thơ vịnh nguyệt, ăn ở giao tiếp theo kiểu cách nhà quan, dạy con cái cũng theo khuôn phép nhà quan là cái phần hào nhoáng của gia đình. Còn cái phần căn cốt, cái phần được người đời trọng thực nể thực, cái gian nhà tiền ấy đều do hai bàn tay đảm đang của vợ gây dựng nên. Bà chỉ buôn có nước mắm thôi. Thơ của cụ Tú được bạn bè khen nịnh chẳng qua là nhờ ở cái mùi