PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Câu Hỏi Vấn Đáp Lâm Sàng Nội Tiêu Hoá.docx

1. Trong các cơ chế cổ trướng do xơ gan, cơ chế nào quan trọng nhất ? Giải Đáp Có 5 cơ chế gây cổ trướng do xơ gan: – Tăng ALTMC do xơ gan làm tăng sinh tổ chức xơ và các nốt tân tạo gây chèn ép xoang gan và hệ thống tĩnh mạch. – Giảm áp lực keo huyết tương do xơ gan làm suy giảm chức năng tạo protein trong đó quan trọng là giảm albumin. – Cường Aldosterol thứ phát do giảm chức năng phân hủy các chất trong đó có Aldosterol – Cường ADH do tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giảm Albumin máu dẫn tới tăng thoát dịch tuần hoàn, khi đó kích thích vào thụ cảm thể áp lực ở hệ thống mạch máu,phổi…(ngoại vi) và thụ cảm thể áp lực vùng nhân trên thị và nhân cạnh thất (trung ương) làm tăng giải phóng ADH dẫn tới tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa. – Tăng tính thấm mao mạch do tăng NO (sản phẩm của phản ứng viêm mạn tính) Trong đó : cơ chế tăng ALTMC là quan trọng nhất vì sẽ làm thoát dịch ra khoang phúc mạc, gây nên cổ trướng ở bệnh nhân xơ gan. 2. Hãy phân loại HC tăng áp lực tĩnh mạch cửa : nguyên nhân, vị trí, lưu lượng máu Giải Đáp -Nguyên nhân: + Tăng sức cản dòng máu + Tăng cung lượng máu -Vị trí : +Trước xoang +Tại xoang
+Sau xoang – Lưu lượng máu : +Tiên phát vô căn +Tăng áp lực tĩnh mạch cửa cục bộ. 3. Định lượng bilirubin máu chứng tỏ chức năng nào của gan ? Lưu ý trừ chức năng cung cấp và tạo mật ? Giải Đáp Chức năng giải độc 4. Trong suy chức năng gan ? bilirubin liên hợp tăng ưu thế tại sao ? Giải Đáp Vì trong suy chức năng gan,quá trình vận chuyển tích cực bilirubin từ tế bào gan vào vi quản mật bị ảnh hưởng,lượng bilirubin liên hợp này sẽ chuyển vào máu làm tăng bilirubin liên hợp trong máu đầu tiên. 5. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa hay gặp nhất trên lâm sàng? Giải Đáp Loét dạ dày tá tràng (50%) 6. Bệnh nhân soi thấy giãn TMTQ giãn độ 3 không có xơ gan.Em nghĩ đến nguyên nhân gì ? Giải Đáp Nguyên nhân là huyết khối tĩnh mạch lách 7. Cơ chế giãn TMTQ trong huyết khối TM lách ? Giải Đáp Lách nơi dự trữ máu và là đường lưu thông máu về hệ tĩnh mạch cửa,khi có huyết khối TM lách dẫn tới tăng ALTMC,mở vòng nối nhạy cảm nhất là vòng nối tĩnh mạch thực quản.
8. Bilirubin tăng bao nhiêu thì xuất hiện trong nước tiểu ? Thấy blilirubin niệu em có khẳng định bệnh nhân bị bệnh lý gan mật không ? Tại sao Giải Đáp -Tăng bili gián tiếp mà chức năng gan mật bình thường thì không xuất hiện trong nước tiểu -Tăng bili trực tiếp với bất kì lượng nào thì đều có xuất hiện bili niệu(?) +Không vì có thể bệnh nhân có tổn thương cầu thận dẫn tới thoát Bili trong máu ra ngoài. 9. Giải thích tại sao trong một số bệnh, cơn đau như viêm tụy cấp, đau quặn thận lại nôn + bí trung đại tiện. Giải Đáp Do các cơ quan ở vùng bụng được chi phối bởi cùnghệ thần kinh ruột. khi bệnh nhân bị viêm tụy cấp hoặc cơn đau quặn thận,ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh ruột,rối loạn nhu động ruột,gây liệt ruột dẫn đến tắc ruột cơ năng làm bí trung đại tiện, nôn. 10. Vàng da sơ sinh thuộc loại vàng da nào ? Giải thích ? Giải Đáp Vàng da tại gan do hệ men glucoronyl tranferase chưa hoàn thiện dẫn tới giảm hoạt tính ligandin. (quan điểm mới) 11. Tại sao tăng ure huyết. Hc scholein-henoch, rồi loạn axit-base lại gây xuất huyết tiêu hóa cao. Giải Đáp -Cơ chế tăng ure huyết đọc trong bộ môn AM12 được đề cập trong cuốn này -Hc Scholein-Henoch là tình trạng viêm mạch máu toàn cơ thể,mà khu vực dạ dày là khu vực được phân bố máu phong phú nên dễ gây XHTH cao 12. Phân biết chất nôn của dạ dày và chất nôn tá tràng Giải Đáp -Chất nôn tá tràng lẫn dịch mật nên bệnh nhân sẽ thấy đắng miệng
-Chất nôn dạ dày không có tính chất này 13. Phương pháp cận lâm sàng để xác định giai đoạn chảy máu của loét dạ dày tá tràng. Giải Đáp Nội soi và sử dụng bảng phân loại Forrest để xác định giai đoạn. 14. Tại sao bệnh loét dạ dày tá tràng nhịp tim chậm Giải Đáp Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý thường gặp do sự tăng cường hoạt động dây X(loét do yếu tố tâm lý) mà tác động của dây này trên tim là làm giảm nhịp tim. 15.Tại sao giai đoạn đầu của loét dạ dày thì tăng toan, giai đoạn sau thì giảm toan? Giải Đáp -Hầu hết các loét dạ dày đều là hậu quả của tăng tiết acid,6 nguyên nhân chính đó là: +Stress làm tăng tiết adrenalin và cortisol(đáp ứng thích nghi chung- fight or flight) mà cortisol làm tăng tiết acid dạ dày + Hp tăng NH3 tạo vi môi trường kiềm làm mất cân bằng barrier,dẫn tới acid tấn công vào niêm mạc dạ dày +Thói quen sinh hoạt chưa khoa học(về đêm) +NSAIDs,sử dụng chất kích thích làm tăng tiết cortisol,trào ngược dịch mật. tăng tiết- tăng toan gây ứ đọng khối thức ăn trong dạ dày do thức ăn mang tính toan quá mức khi xuống tá tràng làm kích hoạt phản xạ đóng môn vị.Thức ăn ở dạ dày quá lâu sẽ tăng cường quá trình lên men nên bệnh nhân thường có ợ chua và lượng thức ăn nhuyễn nát xuống tá tràng giảm hẳn. gây giảm nhu động ruột và táo bón. Đồng thời hấp thu giảm nên giảm dinh dưỡng toàn thân.Sau 1 thời gian dài,tế bào chế tiết men HCl bị tổn thương do acid nên làm giảm môi trường toan dạ dày. 16. Khám bệnh nhân có lắc óc ách lúc đói nghĩ đến nguyên nhân nào?Dương tính giả gặp trong trường hợp nào? Giải Đáp -Nguyên nhân: Bệnh nhân có hẹp môn vị hoặc rối loạn hệ thần kinh ruột

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.