Nội dung text Chủ đề 3 ĐỊNH LUẬT II NEWTON.docx
Định luật II Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu thức F a = F = ma m → →→ → Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng 1nF,...,Frr thì Fr là hợp lực của các lực đó, khi đó ta có 1nF = F+ ... + F→→→ Khối lượng và mức quán tính: a. Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Ví dụ: Xe tải có khối lượng lớn hơn xe con do đó mức quán tính của xe tải lớn (khả năng thay đổi vận tốc của xe tải khó hơn ô tô) do đó quy định về giới hạn tốc độ của xe tải thường nhỏ hơn xe con. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông. b. Tính chất của khối lượng: Khối lượng của vật là một đại lượng đặc trưng cho mức quán tính (tính ì, tính bảo toàn vận tốc) của vật. Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương, không đổi đối với mỗi vật và có tính cộng được. Đơn vị của khối lượng trong hệ SI là kilogam. Để đo khối lượng người ta thường dùng cân. Chủ đề 3 ĐỊNH LUẬT II NEWTON
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH Câu 1: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Hướng dẫn giải Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật. Câu 2: Hãy chỉ ra kết luận sai. Lực là nguyên nhân làm cho A. hướng chuyển động của vật thay đổi. B. hình dạng của vật thay đổi. C. độ lớn vận tốc của vật thay đổi. D. vật chuyển động. Hướng dẫn giải Lực không gây ra chuyển động cho vật, nó chỉ làm vật biến dạng hoặc thay đổi chuyển động của vật. Câu 3: Định luật II Newton cho biết A. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật. B. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật. C. mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và thời gian. D. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. Câu 4: Theo định luật II Newton thì A. khối lượng tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật. B. khối lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng. C. gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật. D. độ lớn gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại. B. Nếu chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi. C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. D. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. Câu 6: Trong trường hợp nào dưới đây, vật chuyển động theo hướng của hợp lực tác dụng vào vật? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều. C. Vật chuyển động thẳng chậm dần đều. D. Vật chuyển động thẳng đều. Hướng dẫn giải a→ luôn cùng hướng với F→ , chuyển động thẳng nhanh dần đều a→ , v→ cùng hướng, chuyển động thẳng chậm dần đều a→ , v→ ngược hướng. Câu 7: Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động A. thẳng. B. tròn đều. C. thẳng đều. D. biến đổi đều. Câu 8: Một chất điểm đang chuyển động thẳng đều thì chịu tác dụng của một lực không đổi. Kết luận nào sau đây đúng? A. Vận tốc của vật sẽ tăng. B. Vận tốc của vật sẽ giảm. C. Vận tốc của vật sẽ thay đổi. D. Vận tốc của vật không thay đổi. Câu 9: Hai xe A A(m) và B B(m) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu tác dụng của một lực hãm F như nhau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn As , xe B đi thêm một đoạn là BAss . Điều nào sau đây là đúng khi so sánh khối lượng của hai xe?
A. Chưa đủ điều kiện để kết luận. B. ABmm . C. ABmm . D. ABmm . Câu 10: Trong một tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy ngược chiều. Độ lớn lực ô tô con tác dụng lên ô tô tải là 1F . Độ lớn lực ô tô tải tác dụng lên ô tô con là 2F . Độ lớn gia tốc mà ô tô tải và ô tô con sau va chạm lần lượt là 1a và 2a , khối lượng oto tải lớn hơn khối lượng oto con. Chọn phương án đúng. A. 12FF . B. 12aa . C. 12FF . D. 12aa . Câu 11: Câu nào sau đây là đúng? A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động. B. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. C. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần. D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. Hướng dẫn giải Theo định luật I Niu tơn ta có khi một vật chịu tác dụng của nhiều lực mà tổng hợp lực của các lực đó bằng 0 thì vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều. Câu 12: Một vật đang chuyển động theo một hướng nhất định với tốc độ 3 m/s. Nếu bỗng nhiêu các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật A. đổi hướng chuyển động. B. chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. C. tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với tốc độ 3 m/s. D. dừng lại ngay. Câu 13: Một vật có khối lượng m, dưới tác dụng của lực F vật chuyển động với gia tốc a. Biểu thức của định luật II Newton là A. a F. m r r B. Fma. rr C. amF. rr D. Fma. rr Câu 14: Gia tốc của một vật A. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và tỉ lệ nghịch với lực tác dụng vào vật. B. tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. C. không phụ thuộc vào khối lượng vật. D. tỉ lệ thuận với lực tác dụng và với khối lượng của nó. Hướng dẫn giải Gia tốc của một vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Câu 15: Dưới tác dụng của lực Fr có độ lớn và hướng không đổi, một vật có khối lượng m sẽ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc A. Khi thay đổi khối lượng của vật thì A. gia tốc a của vật không đổi. B. vận tốc v của vật không đổi. C. gia tốc của vật có độ lớn thay đổi. D. tính chất chuyển động của vật thay đổi. Hướng dẫn giải Dưới tác dụng của lực F có độ lớn và hướng không đôi, một vật có khối lượng m sẽ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc A. Khi thay đổi khối lượng của vật thì gia tốc của vật có độ lớn giảm.
Câu 16: Nếu hợp lực tác dụng lên một vật có hướng không đổi và có độ lớn tăng lên 2 lần thì ngay khi đó A. vận tốc của vật tăng lên 2 lần. B. vận tốc của vật giảm 2 lần. C. gia tốc của vật tăng lên 2 lần. D. gia tốc của vật giảm 2 lần. Hướng dẫn giải Nếu hợp lực tác dụng lên một vật có hướng không đổi và có độ lớn tăng lên 2 lần thì ngay khi đó gia tốc của vật tăng lên 2 lần. Câu 17: Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi có độ lớn bằng với lực cản. Chuyển động của đoàn tàu là A. nhanh dần đều. B. thẳng đều. C. chậm dần đều. D. nhanh dần. Hướng dẫn giải Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đối có độ lớn bằng với lực cản. Chuyển động của đoàn tàu là thẳng đều. Câu 18: Một tên lửa khi chỉ chịu tác dụng của một lực không đổi theo chiều chuyển động sẽ chuyển động A. nhanh dần. B. nhanh dần đều. C. thẳng đều. D. chậm dần đều. Hướng dẫn giải Một tên lửa khi chỉ chịu tác dụng của một lực không đổi theo chiều chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần đều. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật luôn chuyển động cùng chiều với hợp lực tác dụng lên nó. B. Gia tốc của vật cùng chiều với hợp lực tác dụng lên nó. C. Hợp lực tác dụng lên vật giảm dần thì vật chuyển động chậm dần đều. D. Hợp lực tác dụng lên vật không đổi thì vật chuyển động thẳng đều. Hướng dẫn giải Hợp lực tác dụng lên vật không đổi thì vật có thể đang chuyển động tròn đều. Câu 20: Hệ thức nào sau đây là đúng theo định luật II Newton? A. Fm.a rr . B. F a m . C. F a m r . D. Fma rr . Câu 21: Điều nào sau đây là sai khi nói về định luật II Newton? A. Định luật II Newton cho biết mối liên hệ giữa khối lượng của vật, gia tốc mà vật thu được và lực tác dụng lên vật. B. Định luật II Newton được mô tả bằng biểu thức F a. m r r C. Định luật II Newton khẳng định lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật. D. Định luật II Newton được mô tả bằng biểu thức a F. m r r Hướng dẫn giải Định luật II Newton được mô tả bằng biểu thức Fma rr hay F a. m r r Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về định luật III Newton? A. Định luật III Newton cho biết mối liên hệ về gia tốc khi các vật tương tác nhau. B. Nội dung định luật III Newton là "Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực cân bằng, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều ". C. Nội dung định luật III Newton là "Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều ".