PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CTST_BÀI 4 - KHÚC XẠ ÁNH SÁNG.pdf

Trường: ........................... Tổ: ................................ Họ và tên giáo viên:............................ CHỦ ĐỀ 2: ÁNH SÁNG BÀI 4. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Thời lượng: 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức – Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: hiện tượng tia sáng bị gãy khúc (lệch khỏi phương truyền) tại mặt phân cách khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. – Định luật khúc xạ ánh sáng: + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. + Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới (sini) và sin của góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi: = hằng số. – Chiết suất tỉ đối: n21 = n2 n1 – Chiết suất tuyệt đối (n) có giá trị bằng tỉ số có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong chân không (c) với tốc độ ánh sáng trong môi trường (v): n = c v 2. Về năng lực a) Năng lực chung – Chủ động trong việc tiến hành các thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng. – Tích cực trao đổi với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu định luật khúc xạ ánh sáng. b) Năng lực KHTN – Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).
– Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường. – Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.– Vận dụng được biểu thức n = trong một số trường hợp đơn giản. – Vận dụng kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng để giải quyết một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. 3. Về phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập KHTN. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – Máy tính, máy chiếu. – File trình chiếu ppt hỗ trợ bài dạy. – Các video hỗ trợ bài giảng. – Bộ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS: + Bộ (1): 01 cây bút chì, 01 cốc nước (ly nước, chai nước,...) (khoảng 250 ml). + Bộ (2): 01 hộp nhựa chứa nước, nguồn sáng laser, tấm nhựa. + Bộ (3): Hộp nhựa chứa nước, nguồn sáng laser, tấm nhựa có in vòng tròn chia độ – Phiếu học tập (in trên giấy A0). – Phiếu học tập (in trên giấy A1): ĐỊNH LUẬT KHÚC XẠ ÁNH SÁNG TRẠM 1 Tiến hành thí nghiệm 4.3 theo hướng dẫn trong phần Hoạt động-SGK/tr.19 và thực hiện các yêu cầu sau: Cho biết tia khúc xạ và tia tới nằm cùng một bên hay khác bên của pháp tuyến ............................................................................................................ ............................................................................................................ Hoàn thành bảng kết quả thí nghiệm
Góc tới i 60 o 45 o 30 o 20 o Gói khúc xạ r 40 o 32 o 22 o 15 o sini sinr III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi. - Động não, tư duy nhanh tại chổ. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, động não, khăn trải bàn, trạm. - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: – Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong thực tiễn, từ đó xác định được vấn đề của bài học. b) Nội dung: - GV gọi 1 bạn HS lên và tiến hành thí nghiệm đầu bài cho cả lớp cùng xem, và đặt câu hỏi Đặt cây bút chì vào một cốc nước như hình. Vì sao ta thấy cây bút chì bị gãy tại mặt nước?
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi 1 bạn HS lên và tiến hành thí nghiệm đầu bài cho cả lớp cùng xem, và đặt câu hỏi Đặt cây bút chì vào một cốc nước như hình. Vì sao ta thấy cây bút chì bị gãy tại mặt nước? - HS nhận nhiệm vụ.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.