PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 12. Đề KT chương 7 (đề số 2).docx

CHƯƠNG VII. KIM LOẠI NHÓM IA, IIA (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 7 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn? A. Al. B. Na. C. Fe. D. Ba. Câu 2. Kim loại kiềm thuộc loại kim loại nhẹ và có khối lượng riêng nhỏ là do nguyên nhân nào sau đây? A. Liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm bền vững. B. Kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn. C. Kim loại kiềm có thế điện cực chuẩn âm. D. Nguyên tử kim loại kiềm chỉ có một electron hoá trị ở lớp ngoài cùng. Câu 3. Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy của các kim loại từ lithium đến caesium biến đổi theo xu hướng nào? A. Tăng. B. Không thay đổi. C. Không theo quy luật. D. Giảm. Câu 4. Một mẫu nước tự nhiên có chứa lượng lớn các ion: Ca 2+ , Mg 2+ , HCO 3 – , Cl – . Mẫu nước trên thuộc loại A. nước có tính cứng toàn phần. B. nước có tính cứng tạm thời. C. nước có tính cứng vĩnh cửu. D. nước mềm. Câu 5. Kim loại kiềm có độ cứng thấp, rất mềm (có thể cắt bằng dao, kéo) là do nguyên nhân nào sau đây? A. Mạng tinh thể kim loại kiềm có liên kết kim loại yếu. B. Kim loại kiềm có giá trị thế điện cực chuẩn âm. C. Kim loại kiềm có cấu trúc tỉnh thể đặc khít. D. Kim loại kiềm tan tốt trong nước. Câu 6. Nước muối sinh lí là dung dịch của chất X với nồng độ 0,9%, được dùng trong việc ngăn ngừa nguy cơ mất muối do đổ quá nhiều mồ hôi, sau phẫu thuật, mất muối do tiêu chảy hay các nguyên nhân khác. X là muối nào sau đây? A. NaCl. B. NaClO. C. Na 2 SO 4 . D. NaNO 3 . Câu 7. Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, không có màng ngăn để sản xuất hoá chất nào sau đây? A. Soda. B. Baking soda. C. Xút công nghiệp. D. Nước Javel. Câu 8. Để tẩy dầu mỡ đóng cặn trong dụng cụ, thiết bị và đường ống nhà bếp,., người ta thường dùng Na 2 CO 3 . Tên thường gọi của Na 2 CO 3 là tên nào sau đây? A. Soda. B. Baking soda. C. Xút ăn da. D. Muối ăn. Câu 9. Trong một giai đoạn của quá trình Solvay có tồn tại cân bằng giữa các muối trong dung dịch: NaCl + NH 4 HCO 3  NaHCO 3 + NH 4 Cl Dựa trên tính chất nào của NaHCO 3 để kết tinh muối này từ dung dịch hỗn hợp? A. Độ tan thấp. B. Tính lưỡng tính. C. Độ bền nhiệt thấp. D. Tính acid Bronsted. Câu 10. Nguyên tố kim loại nào sau đây tạo nên thành phần chính của đá vôi? A. Magnesium. B. Calcium. C. Strontium. D. Barium. Câu 11. Cho các nhận định sau về tác hại của nước cứng: (1) làm giảm bọt khi giặt quần áo bằng xà phòng; Mã đề thi: 072
(2) làm đường ống dẫn nước đóng cặn, giảm lưu lượng nước; (3) làm thức ăn lâu chín và giảm mùi vị; (4) làm nồi hơi phủ cặn, gây tốn nhiên liệu và có nguy cơ gây nổ. Số nhận định đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 12. Vôi sống có tính hút ẩm mạnh nên được sử dụng để làm khô khí trong phòng thí nghiệm. Không sử dụng vôi sống để làm khô khí nào sau đây? A. O 2 . B. H 2 . C. CO 2 . D. N 2 . Câu 13. Trong đời sống, người ta dùng sữa vôi để quét lên tường, tạo lớp rắn, mịn, màu trắng trên bức tường. Hiện tượng này được giải thích bằng phản ứng nào dưới đây? A. Ca(OH) 2 + CO 2  CaCO 3 + H 2 O. B. CaO + CO 2  CaCO 3 . C. Ca(OH) 2 + 2CO 2  Ca(HCO 3 ) 2 . D. CaO + H 2 O  Ca(OH) 2 . Câu 14. Để tẩy lớp cặn bám dưới đáy dụng cụ đun, đựng nước nóng trong gia đình, người ta có thể sử dụng dung dịch nào sau đây? A. Ethyl alcohol. B. Muối ăn. C. Giấm ăn. D. Đường kính. Câu 15. Những mô tả về ứng dụng hợp chất của calcium nào sau đây không chính xác? A. Đá vôi dùng để sản xuất xi măng, vôi sống, vôi tôi,. B. Apatite dùng để sản xuất phân bón. C. Vôi sống làm vật liệu xây dựng, khử chua đất, làm chất hút ẩm,. D. Thạch cao dùng để làm vật liệu xây dựng, làm mềm nước cứng. Câu 16. Hấp thụ hoàn toàn 3,7185 lít khí CO 2 (đkc) vào 125 mL dung dịch Ba(OH) 2 1 M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là A. 0,6 M. B. 0,2 M. C. 0,1 M. D. 0,4 M. Câu 17. Cho mỗi mảnh nhỏ kim loại Mg, Ca, Sr và Bạ vào mỗi ống nghiệm chứa 5 mL nước. Quan sát hiện tượng thí nghiệm để dự đoán phản ứng với nước của kim loại nhóm IIA, nhận xét nào sau đây không đúng? A. Khí thoát ra trên bề mặt kim loại là khí hydrogen. B. Barium có khối lượng riêng nhỏ nhất nên nổi trên mặt nước và tan nhanh. C. Khả năng phản ứng với nước xếp theo thứ tự Mg < Ca < Sr < Ba. D. Magnesium phản ứng chậm nhất do Mg(OH) 2 có độ tan nhỏ nhất. Câu 18. Kim loại nhóm IIA có tính khử mạnh, nguyên nhân nào sau đây là không phù hợp? A. Kim loại nhóm IIA có thế điện cực chuẩn rất nhỏ. B. Kim loại nhóm IIA có bán kính nguyên tử lớn. C. Tương tác giữa electron hoá trị của với hạt nhân nguyên tử là yếu. D. Mạng tinh thể nguyên tử có liên kết kim loại bền vững. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Thực hiện thí nghiệm cho kim loại kiềm tác dụng với nước như sau: Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na và K bằng hạt đậu xanh vào các chậu thuỷ tinh tương ứng có chứa nước. a. Mẩu kim loại Li chuyển động trên mặt nước chậm nhất, có khí thoát ra. b. Mẩu kim loại Na chuyển động nhanh trên mặt nước, tạo thành khối cầu và có khí thoát ra. c. Mẩu kim loại K chuyển động nhanh trên mặt nước, kèm theo cháy mạnh và có khí thoát ra. d. Cho mảnh giấy quỳ tím vào mỗi dung dịch sau phản ứng, thấy quỳ tím chuyển màu hồng. Câu 2. Kim loại ở nhóm IA và IIA đều thuộc nguyên tố s, ở vị trí đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và đều có màu trắng ánh kim. Về tính chất, chúng cũng có một số điểm tương đối giống nhau. a. Các kim loại nhóm IA và IIA đều thuộc nhóm kim loại nặng. b. Tính khử của kim loại nhóm IA yếu hơn kim loại nhóm IIA ở cùng chu kì.
c. Một số kim loại nhóm IIA có tính chất vật lí biến đổi không theo xu hướng là do chúng không có cùng kiểu mạng tinh thể. d. Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA và IIA chỉ tồn tại dưới dạng đơn chất. Câu 3. Cho 2 mL dung dịch CaCl 2 0,1M vào ống nghiệm (1) và 2 mL dung dịch BaCl 2 0,1 M vào ống nghiệm (2). Thêm từng giọt dung dịch CuSO 4 5% vào mỗi ống, lắc đều và quan sát hiện tượng xảy ra. a. Có thể dùng thí nghiệm để so sánh khả năng tạo kết tủa của CaSO 4 và BaSO 4 . b. Kết tủa ở ống (2) xuất hiện sớm hơn ống (1). c. Độ tan của CaSO 4 kém hơn BaSO 4 . d. Cả CaSO 4 và BaSO 4 đều là chất không tan. Câu 4. Soda là hoá chất được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hoá chất, hiện nay ở Việt Nam trung bình cần 5.10 5 tấn/năm. Phương pháp Solvay với nguyên liệu đầu vào là đá vôi và muối ăn nên giá thành rẻ, phù hợp với sản xuất tại Việt Nam. a. Soda được dùng để làm mềm nước cứng, sản xuất thuỷ tinh, giấy, hoá chất,… b. Phương pháp Solvay giảm thiểu tác động tới môi trường do tuần hoàn tái sử dụng các sản phẩm trung gian như NH 3 , CO 2 ,… c. Trong phương pháp Solvay, NH 3 được tái chế qua phương trình hoá học sau: 2NH 4 Cl + CaO  2NH 3 + CaCl 2 + H 2 O d. Phương pháp Solvay chỉ xảy ra theo một giai đoạn sau: 2NaCl + 2NH 3 + CO 2 + H 2 O  2NH 4 Cl + Na 2 CO 3 PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong cơ thể người, ion Mg 2+ (Z = 12) tham gia cấu trúc tế bào, tổng hợp protein và tổng hợp chất sinh năng lượng ATP. Tổng số hạt proton và electron của ion Mg 2+ là bao nhiêu? Câu 2. Cho các đặc điểm về tính chất vật lí: (a) Là kim loại dễ nóng chảy; (b) Thuộc loại kim loại mềm (dễ cắt bằng dao, kéo); (c) Có nhiệt nóng chảy và nhiệt độ sôi cao; (d) Thuộc loại kim loại nhẹ. Có bao nhiêu đặc điểm đúng với các kim loại kiềm (từ lithium đến caesium)? Câu 3. Cho các chất sau: Ca(OH) 2 , NaCl, Na 2 CO 3 , CaCl 2 , K 3 PO 4 . Có bao nhiêu chất có thể dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời? Câu 4. Ở 20 °C, độ tan trong nước của Ca(OH) 2 là 0,173 g trong 100 g nước, ở nhiệt độ này, nước vôi trong bão hoà (coi D = 1 g/ml) có nồng độ mol là a.10 -2 mol/L. Giá trị của a là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến phần mười). Câu 5. Để xác định công thức muối sulfate của một kim loại nhóm IIA, một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm như sau: Bước 1: Cân chính xác 1,8 g muối trên hoà tan trong nước, rồi thêm nước cho đủ thu được 50 mL dung dịch. Bước 2: Lấy 10 mL dung dịch ở trên cho tác dụng từ từ với dung dịch BaCl 2 0,15 M cho đến khi lượng kết tủa không tăng thêm nữa thì vừa hết 20 mL. Xác định nguyên tử khối của kim loại IIA. Câu 6. Soda (Na 2 CO 3 ) khi để lâu ngày bị chuyển hóa một phần thành NaHCO 3 và hút ẩm tạo thành hỗn hợp X gồm Na 2 CO 3 , NaHCO 3 và H 2 O. Hòa tan hoàn toàn 12,3 gam X trong nước, thu được 100 mL dung dịch Y. Tiến hành các thí nghiệm sau: • Thí nghiệm 1: Cho 25 mL dung dịch HCl 1M vào 10 mL dung dịch Y sau đó đun nhẹ. Chuẩn độ dung dịch thu được với chỉ thị phenolphtalein đến khi xuất hiện màu hồng nhạt thì thấy hết 25 mL dung dịch NaOH 0,2M. • Thí nghiệm 2: Cho 10 mL dung dịch NaOH 1M vào 10 mL Y sau đó thêm tiếp dung dịch BaCl 2 đến dư vào, lọc bỏ kết tủa. Chuẩn độ nước lọc với chỉ thị phenolphtalein đến khi màu hồng vừa mất thì hết 40 mL dung dịch HCl 0,2M. Thành phần % Na 2 CO 3 đã bị chuyển hóa thành NaHCO 3 là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.