Nội dung text ĐỀ SỐ 12.docx
PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO TÂN KỲ TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HSG NĂM HỌC 2023– 2024 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 8 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) 1. PHẦN CHUNG: ( Dành cho tất cả các thí sinh) Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau rồi ghi vào phiếu làm bài Câu 1. Nhu cầu tìm con đường biển từ châu Âu sang phương Đông được đặt ra cấp thiết từ khi nào? A. Thế kỉ XIII. B. Thế kỉ XIV. C. Thế kỉ XV. D. Thế kỉ XVI. Câu 2. Vì sao nhu cầu tìm kiếm con đường biển từ châu Âu sang phương Đông lạiđặt ra cấp thiết? A. Hành trình theo đường bộ nhiều rủi ro và tốn kém. B. Tuyến đường bộ bị người Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ độc chiếm. C. Giao thương bằng đường biển nhanh chóng và hiệu quả hơn so vớiđường bộ. D. Nhu cầu muốn khám phá thế giới của con người. Câu 3. Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là A. tầng lớp có nguồn gốc là quý tộc phong kiến, câu kết với các tăng lữ bóc lột nhân dân. B. tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại có quyền lợi kinh tế gắn với giai cấp tư sản. C. tầng lớp có quan hệ gần gũi với nhân dân. D. tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đối với nhân dân. Câu 4. Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã diễn ra dưới hình thức nào? A. Đấu tranh giai cấp giữa tư sản với quý tộc phong kiến. B. Phong trào giải phóng dân tộc. C. Chiến tranh giành độc lập. D. Nội chiến giữa quân đội của Quốc hội với quân đội của nhà vua. Câu 5. Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi cách mạng bùng nổ là A. quân chủ lập hiến. B. phong kiến phân tán. C. quân chủ chuyên chế. D. tiền phong kiến. Câu 6. Căn cứ ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là ở đâu? A. Tây Sơn thượng đạo. B. Tây Sơn hạ đạo. C. Quảng Nam. D. Bình Thuận. Câu 7. Khoáng sản Việt Nam có đặc điểm nổi bật: A. chủ yếu là khoáng sản năng lượng. B. chủ yếu là khoáng sản kim loại. C. chủ yếu là khoáng sản phi kim loại. D. khá phong phú và đa dạng. Câu 8. Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được bao nhiêu loại khoáng sản? A. Hơn 60. B. Hơn 70. C. Hơn 80. D. Hơn 90. Câu 9. Nước ta có bao nhiêu con sông? A. 1 969 con sông có chiều dài trên 100 km. B. 3 260 con sông có chiều dài trên 10 km. C. 2 360 con sông có chiều dài trên 10 km. D. 2 360 con sông có chiều dài trên 100 km. Câu 10. Sông ngòi nước ta chảy theo các hướng chính: A. Hướng tây bắc - đông nam, tây - đông và hướng vòng cung. B. Hướng đông bắc - tây nam, tây - đông và hướng vòng cung. C. Hướng tây bắc - đông nam, tây - đông. D. Hướng tây bắc - đông nam, bắc - nam và hướng vòng cung. 2. PHẦN LỰA CHỌN: ( Thí sinh lựa chọn 01 trong 02 chương trình sau) 2.1 Chương trình Lịch sử và Địa lý 1 ( phân môn Lịch sử) Câu 1 (3,0 điểm). Cho hai đoạn tư liệu sau: a/ Bãi Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa) dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm... Họ Nguyễn, mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hoá.
(Theo Hăn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đào Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 40) b/ Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, ai tình nguyện đi thi cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đó, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên... (Theo Lê Quỷ Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội,1987, tr. 155) Dựa vào hai đoạn tư liệu trên và kiến thức đã học, em hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII. Những việc làm đó có nghĩa như thế nào? Câu 2 (5,0 điểm). a/ Nêu một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn với các mốc thời gian: năm 1777, 1785, 1786, 1788 và 1789. Theo em, vì sao phong trào Tây Sơn được nhân dân Đàng Trong ủng hộ? b/ Trình bày nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. Câu 3 (5,0 điểm). a/ Phân tích nguyên nhân bùng nổ, hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. b/ Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa? Em hãy liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh và bảo vệ hoà binh thế giới. Câu 4 (3,0 điểm). Nêu nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (1868). ĐÁP ÁN 1. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C B B D C A D A C A 2. Tự luận Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Dựa vào hai đoạn tư liệu trên và kiến thức đă học, em hấy mô tả quá trinh thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII. Những việc làm đó có nghĩa như thế nào? 3 *. Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII. -Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. + Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo. + Nhiệm vụ của họ là thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm, thu lượm các hải sản quỷ; từng bước xác lập chủ quyền dối với hai quần đảo này. - Thời Tây Sơn tiếp tục duy trì quá trinh khai thác và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa (cuối thế kỉ XVIII). *. Những việc làm đó có nghĩa như thế nào? - Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm, thực hiện một cách liên tục, chặt chẽ của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
và quần đảo Trường Sa. - Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay. 2 a) Nêu một số thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn với các mốc thời gian: được năm 1777, 1785, 1786, 1788 và 1789. Theo em, vì sao phong trào Tây Sơn nhân dân Đàng Trong ủng hộ? *. Một số thắng lợi tiêu biểu của phong trài Tây Sơn. - Năm 1777, nghĩa quân đã lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. - Năm 1785, quân Tây Sơn đánh tan quân xâm lược Xiêm ở Rạch Gầm Xoài Mút. - Năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lật đổ chúa Trịnh, sau đó giao lại chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê. - Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, chính quyền vua Lê sụp đổ. - Năm 1789, dưới sự lănh đạo của vua Quang Trung, nghĩa quân đă đánh tan quân xâm lược Thanh ở Ngọc Hồi - Đống Đa, giải phóng Thăng Long. *. Phong trào Tây Sơn nhận được sự ủng hộ của nhân dân Đàng Trong, vi: - Phong trào Tây Sơn bùng nổ xuất phát từ mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền phong kiến Đàng Trong và mục tiêu ban đầu của phong trào này là chống lại chính quyền chúa Nguyễn, giành lại cuộc sống ấm no. - Trong thời gian đầu, phong trào Tây Sơn nêu lên khẩu hiệu "lấy của người giàu chia cho người nghèo" để hiệu triệu, tranh thủ sự ủng hộ và tập hợp đông đảo quần chúng bị áp bức. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 b) Trình bày nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. *. Nguyên nhân thẳng lợi của phong trào Tây Sơn - Nhờ tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và chí chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta. - Sự lănh đạo tài tinh sáng suốt của Quang Trung - Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân 0,5 0,5 *. Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn. - Nguyễn Huệ đã cùng anh em của mình chiến đấu từ những ngày đầu, có chủ trương đúng đắn nên lần lượt lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, chấm dứt được tình trạng phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống nhất quốc gia. - Ở giai đoạn sau, Nguyễn Huệ - Quang Trung là người lănh đạo tài tinh, sáng suốt và giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. 0,5 0,5 3 a) Phân tích nguyên nhân bùng nổ, hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. *. Nguyên nhân bùng nổ Nguyên nhân sâu xa: + Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. + Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hinh thành hai khối quân sự đối lập nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a), khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga), Cả hai khối quân sự này đều ra sức chạy đua vũ trang, tim cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa. - Nguyên nhân trực tiếp: ngày 28/6/1914, Thái tử kế vị Áo - Hung bị ám sát tại Xéc- bi, Áo - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914). Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới. *. Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất Hậu quả: -Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh để quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến, kết thúc với thắng lợi của khối Hiệp ước, thất bại thuộc về khối Liên minh. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5
- Chiến tranh đă gây ra những hậu quả nặng nềcho nhân loại: 10 triệu người chết; hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. - Tác động: + Chiến tranh kết thúc đem lại nhiều lợi ích cho các nước thẳng trận (Anh, Pháp, đặc biệt là Mỹ). + Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa cho minh; Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Binh Dương;. + Trong quá trinh chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi và sự thành lập của nhà nước Xô Viết, đă đánh dầu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới 0,25 0,25 0,5 b) Vì sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa? Em hãy liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình thế giới. *. Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc phi nghĩa, vì: - Cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền các nước để quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau, giải quyết mâu thuẫn với nhau về vấn đề thuộc địa. -Tổn phí và hậu quả của cuộc chiến tranh đè nặng lên đời sống người lao động và nhân dân các nước thuộc địa. - Cuộc chiến tranh chỉ mang lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản ở các nước đế quốc, nhân dân lao đông các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ cuộc chiến tranh *. Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh và bảo vệ hoà binh thế giới. (HS có thể liên hệ trách nhiệm của mình với một số dưới đây. Giám khảo linh hoạt chẩm và cho điểm). - Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, cũng như bảo vệ độc lập, hoà binh của đất nước, - Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hoà binh, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,...(Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) về đề tài chiến tranh,. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 4 a) Nêu nội dung chính và nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (1868). *. Nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị - Chính trị: + Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tinh trạng cát cứ. + Ban hành Hiến pháp năm 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng. + Đưa quỷ tộc tư sản hoá và đại tư sản lễn nắm quyền. - Kinh tế: + Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh. + Xây dựng đường xá, cầu cống. - Quân sự: + Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. +Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí... + Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân. - Giáo dục: + Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trinh giảng dạy. + Cử những học sinh ưu tú du học ở phương Tây. *. Ynghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị - Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, giữ vững được nền độc lập. - Cuộc cải cách có nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa đất nước phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, trở 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25