Nội dung text ĐS8 C5 B1 THU TẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU .pdf
1 ĐS8 C5 B1. THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Thu thập dữ liệu có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp + Thu thập dữ liệu trực tiếp là việc thu thập dữ liệu thông qua quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi, phỏng vấn,... + Thu thập dữ liệu gián tiếp là việc thu thập dữ liệu từ những nguồn có sẵn như sách, báo, mạng, Internet,... Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí, dữ liệu thu thập được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm. 2. Phân loại dữ liệu * Dữ liệu thu thập được có thể là số hoặc không là số, dữ liệu là số được gọi là số liệu hay dữ liệu định lượng. Dữ liệu không là số còn được gọi là dữ liệu định tính. - Dữ liệu số (hay dữ liệu định lượng) có thể chia thành 2 loại: Số liệu rời rạc, số liệu liên tục. Số liệu có thể nhận giá trị tùy ý trong một khoảng nào đó được gọi là số liệu liên tục. Số liệu không phải là số liệu liên tục được gọi là số liệu rời rạc. - Dữ liệu không là số (hay dữ liệu định tính) có thể chia thành hai loại: Dữ liệu không phải là số không thể sắp theo thứ tự và dữ liệu không là số có thể sắp theo thứ tự. - Sơ đồ phân loại dữ liệu: Chú ý: - Dạn hay gặp của số liệu liên tục là số liệu thu được từ các phép đo như chiều cao, cân nặng, nhiệt độ,... (hoặc dữ liệu có thể nhận mọi giá trị trong một khoảng nào đó như: Chiều dài, khối lượng, thu thập, thời gian,...) - Dạng hay gặp của số liệu rời rạc là số liệu đếm số phần tử của một tập hợp nào đó (hay chỉ nhận hữu hạn giá trị hoặc biểu thị số đếm), chẳng hạn số học sinh trong lớp học, số sản phẩm một công nhân làm được trong một ngày, cỡ dày, số ngày công, số vật nuôi,...
2 - Dữ liệu định tính gồm dữ liệu định danh là dữ liệu thể hiện cách gọi tên. Ví dụ: Giới tính, màu sắc, nơi ở, nơi sinh.... 3. Phân tích và chỉ ra tính chất hợp lý của dữ liệu - Để có thể đưa ra các kết luận hợp lí: + Dữ liệu thu thập được phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ đối tượng đang được quan tâm + Tổng tỉ lệ phần trăm của tất cả các thành phần phải bằng 100% . * Tính hợp lý của dữ liệu có các tiêu chí đánh giá như sau: - Đúng định dạng - Nằm trong phạm vi dự kiến - Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê * Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta có thể dựa vào mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu. Chẳng hạn, để đảm bảo tính hợp lí, dữ liệu cần phải đáp ứng đúng các tiêu chí toán học đơn giản như: - Tổng tất cả các số liệu thành phần phải bằng số liệu của toàn thể - Số lượng của bộ phận phải nhỏ hơn số lượng của toàn thể. II. CÁC DẠNG TOÁN Dạng 1: Chỉ ra phương pháp thu thập dữ liệu là trực tiếp hay gián tiếp I. Phương pháp giải Bước 1: Xác định cách thu thập dữ liệu thông qua quan sát, làm thí nghiệm, lập bảng hỏi, phỏng vấn,... hay việc thu thập dữ liệu từ những nguồn sẵn có như sách, báo, mạng, Internet,.. Bước 2: Kết luận phương pháp thu thập dữ liệu là trực tiếp hay gián tiếp. II. Bài toán Bài 1.1: Em hãy cho biết phương pháp thu thập dữ liệu trong mỗi trường hợp sau a) Minh quan sát và ghi lại thông tin các con vật nuôi trong nhà. b) Chi quan sát và ghi lại thông tin các cây thân gỗ trên đường từ nhà đến trường c) An và website của Tổng cục Thống kê ghi lại dân số của từng huyện của tỉnh Hải Phòng. d) Cô y tế đã đo và ghi lại chiều cao của các bạn học sinh khối 8.
3 Lời giải a) Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp (quan sát và ghi lại thông tin) b) Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp (quan sát và ghi lại thông tin) c) Phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp từ ngồn có sẵn trên mạng Internet. d) Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp. Bài 1.2: Em hãy cho biết phương pháp thu thập dữ liệu trong mỗi trường hợp sau a) Minh quan sát và ghi lại thông tin các loại xe có trong gia đình. b) Chi quan sát và ghi lại thông tin các loại bút mà các bạn trong lớp sử dụng. c) An và website của Tổng cục Thống kê ghi lại số lượng nhà trên 2 tầng của từng huyện của tỉnh Thái Nguyên d) Cô y tế đã đo và ghi lại cân nặng của các bạn học sinh khối 8. Lời giải a) Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp (quan sát và ghi lại thông tin) b) Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp (quan sát và ghi lại thông tin) c) Phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp từ ngồn có sẵn trên mạng Internet. d) Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp. Bài 1.3: Em hãy ghi lại năm sinh của các thành viên trong gia đình mình. Hãy cho biết phương pháp thu thập dữ liệu của em. Lời giải Năm sinh của các thành viên trong gia đình mình: Bố Mẹ Anh (chị, em) Bản thân mình Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp. Bài 1.4: Em hãy ghi lại cân nặng của các thành viên trong gia đình mình. Hãy cho biết phương pháp thu thập dữ liệu của em. Lời giải
4 Cân nặng của các thành viên trong gia đình mình: Bố Mẹ Anh (chị, em) Bản thân mình Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp. Bài 1.5: Để thu thập mỗi dữ liệu sau, ta nên làm thế nào? Đó là thu thập dữ liệu trực tiếp hay gián tiếp? a) Tên của 10 quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất b) Ý kiến của các bạn về màu áo đồng phục lớp c) Chiều cao của các cây giống sau 5 tháng d) Số thành viên trong mỗi gia đình của các bạn trong lớp. Lời giải a) Để thu thập dữ liệu về tên của 10 quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, e cần lên mạng Internet tìm kiếm thông tin, do vậy phương pháp thu thập là gián tiếp. b) Để thu thập dữ liệu về ý kiến của các bạn về màu áo đồng phục lớp, em lập phiếu hỏi trực tiếp đến từng bạn trong lớp, do đó phương pháp thu thập dữ liệu là trực tiếp. c) Để thu thập dữ liệu về chiều cao của các cây giống sau 5 tháng, em cần trồng, đo chiều cao và ghi lại kết quả. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp. d) Để thu thập dữ liệu về số thành viên trong mỗi gia đình của các bạn trong lớp, em lập phiếu hỏi đến từng bạn, do đó đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp. Bài 1.6: Để thu thập mỗi dữ liệu sau, ta nên làm thế nào? Đó là thu thập dữ liệu trực tiếp hay gián tiếp? a) Thống kê mức sủ dụng điện thoại của học sinh THCS b) Mức độ hài lòng của người dùng về một sản phẩm mới. c) Các hãng xe ô tô có tại Việt Nam. d) Số trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi tại làng của em. Lời giải