Nội dung text Chủ đề 9. Một số vấn đề cơ bản của luật quốc tế.docx
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế? A. Dùng biện pháp quân sự để các quốc gia khác lệ thuộc vào mình. B. Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. C. Cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Câu 9. Các quốc gia bị xâm phạm chủ quyền cần sử dụng luật nào để bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia mình? A. Công ước. B. Nghị định thư. C. Hiến pháp. D. Quốc tế. Câu 10. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là quan hệ A. siêu hình. B. biện chứng. C. một chiều. D. đơn phương. Câu 11. Tổng hợp những người sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó là nói đến khái niệm A. dân số. B. dân cư. C. nhân loại. D. dân sự. Câu 12. Trong cộng đồng dân cư của mỗi quốc gia thường bao gồm hai bộ phận là công dân của quốc gia sở tại và A. người tị nạn. B. khách du lịch. C. người nước ngoài. D. người di cư. Câu 13. Ở nước sở tại, người nước ngoài khi tham gia hoạt động thương mại, hàng hải được hưởng chế độ đối xử quốc gia và chế độ đối xử A. đặc cách. B. đặc biệt. C. không giới hạn. D. tối huệ quốc. Câu 14. Người nước ngoài thuộc đối tượng nào khi ở nước sở tại được hưởng chế độ đối xử đặc biệt? A. Người đi du lịch. B. Người đi xuất khẩu lao động. C. Người tị nạn. D. Viên chức ngoại giao. Câu 15. Toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng lòng đất và vùng A. đặc khu. B. kinh tế. C. chiến lược. D. nước. Câu 16. Ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển, gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới trên không và biên giới lòng đất là nói đến A. đặc khu kinh tế. B. chủ quyền quốc gia. C. đặc khu hành chính. D. biên giới quốc gia.