Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 3 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 03 (Đề thi có 05 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Ở sinh vật nhân thực, khi tiểu đơn vị bé của ribosome gắn với mRNA ở vị trí nhận biết đặc hiệu thì phức hợp nào sau đây khớp mã với codon mở đầu? A. Met – tRNA. B. Val – tRNA. C. Ser – tRNA. D. Leu – tRNA. Câu 2. Hãy quan sát hình vẽ một tế bào đang phân bào mỗi chữ cái kí hiệu cho 1 NST. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể của loài. A. 2n = 8 B. 2n = 10 C. 2n = 20 D. 2n = 12. Câu 3. Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời gian như sau: Theo suy luận lí thuyết, cây nào không bị héo? A. Cây C B. Cây D C. Cây B D. Cây A. Câu 4. Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền tim? A. Mạng Purkinje. B. Bó His. C. Nút xoang nhĩ. D. Nút nhĩ thất. Câu 5. Khi phân tích đoạn mạch mã gốc của gene mã hóa cho cùng một loại protein ở 4 loài sinh vật, người ta thu được trình tự các nucleotide trên exon tương ứng như sau: Loài A: 3’ ... -GTT - TAC - TGT - AAG - TTC -TGG -5’ Loài B: 3’ ... -GTT - GAC - TGT - AAG - TTC -TGG -5’ Loài C: 3’ ... -GTT - GAC - TGT - AAG - TTC -TAG -5’ Loài D: 3’ ... -GTT - GAC - GGT - AAT - TTT -TGG -5’ Hai loài có họ hàng gần gũi nhất là: A. loài A và B B. loài A và C C. loài A và D D. loài C và D. Câu 6. Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau? A. Cơ quan tương tự B. Cơ quan tương đồng. C. Hóa thạch D. Cơ quan thoái hóa. Câu 7. Hai loài động vật A và B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau một thời gian dài, quần thể của loài A đã tiến hóa thành loài A’ thích nghi hơn với môi trường còn quần thể loài B thì có nguy cơ bị tuyệt diệt. Điều giải thích nào sau đây về loài A là sai? A. Quần thể của loài A có khả năng thích nghi cao hơn. B. Quần thể của loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy gene đột biến nhanh hơn. C. Loài A có tốc độ sinh sản chậm hơn và chu kì sống dài hơn. D. Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn.
a. Biểu đồ 1 có thể là kết quả của phép lai di truyền liên kết hoàn toàn. b. Tỷ lệ kiểu gene ở F2 biểu đồ 2 là 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1. c. Nếu tiếp tục giao phấn thì tỉ lệ kiểu gene ở F3 của biểu đồ 1 là 1 : 2 :1. d. Nếu cho F1 của biểu đồ 2 lai phân tích thu được Fa có 4 kiểu gene với tỉ lệ như nhau. Câu 2. Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống. Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Hawaii sau hai năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình sau. Trong thời gian điều tra, môi trường không có biến động lớn. a. Tháp tuổi không thể hiện nhóm tuổi sau sinh sản. b. Sau khi bị săn bắt, kích thước quần thể chim trĩ tăng. c. Trước khi bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi trước sinh sản. d. Nếu không bị săn bắt, tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản sẽ tăng lên. Câu 3. Biến động về huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người được mô tả trong đồ thị hình bên. a. Đường cong I biểu thị biến động huyết áp. b. Đường cong II biểu thị tổng tiết diện hệ mạch.