Nội dung text Ruột 120 bài văn mẫu.pdf
120 Bài Văn Mẫu Đạt 9+ Thi Đại Học 2021 Tài Liêu Khóa Hoc Wise Owl ệ Link Tham Gia Group FB Wise Owl Wise Owl Wise Owl Wise Owl
2 | THẦY PHẠM MINH NHẬT MỤC LỤC I. TÂY TIẾN ..................................................................... 3 II. VIỆT BẮC .................................................................. 60 III. SÓNG ..................................................................... 111 IV. ĐẤT NƯỚC ........................................................... 150 V. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG .............. 209 VI. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ .............................. 221 VII. VỢ CHỒNG A PHỦ ........................................... 234 VIII. VỢ NHẶT ........................................................... 255 IX. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ............................ 278 X. HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT .............. 311 Tài Liêu Khóa Hoc Wise Owl ệ Link Tham Gia Group FB Wise Owl Wise Owl Wise Owl Wise Owl
https://mclass.vn/ THẦY PHẠM MINH NHẬT | 3 I. TÂY TIẾN Bài làm 1: “Tây Tiến biên cương mờ lửa khói Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông”. (Giang Nam) Quả thật, dẫu mảnh đất Tây Bắc đã để thương, để nhớ cho biết bao thi nhân, đi vào thơ ca như một người đồng hương quen mặt thì Tây Tiến của Quang Dũng vẫn đứng nghiêm trang trên một hòn ốc đảo độc lập, ghi vào thơ ca kháng chiến một thi phẩm xứng tầm với danh xưng “vĩnh cửu”. Có lẽ bởi Quang Dũng không chỉ là một người lính cầm súng đánh giặc, một nhà thơ cầm bút sáng tác mà còn là một người nghệ sĩ đa tài: vẽ tranh, soạn nhạc nên những vần thơ ông vừa ngồn ngộn hiện thực chiến tranh, lại vừa tầng tầng lớp lớp men say của những nét thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc. Nếu như những thi nhân khác vẽ Tây Bắc bằng lời ngưỡng vọng, tò mò hướng đến nơi phương xa đất lạ, thì Quang Dũng, một người lính trải nghiệm Tây Bắc bằng cả tâm hồn mình, đã phác lên một Tây Tiến tràn ngập hình ảnh người lính anh dũng lãng mạn, cũng tràn ngập nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng hùng vĩ mà khắc nghiệt nơi binh đoàn Tây Tiến của Quang Dũng đóng quân. Nhân vật chính của đoạn thơ: Binh đoàn Tây Tiến - binh đoàn nơi Quang Dũng công tác được thành lập năm 1947, hoạt động chủ yếu ở vùng núi cao Tây Bắc với sứ mệnh bảo vệ vùng biên giới Việt - Lào. Tới năm 1948, khi phải rời xa đơn vị cũ, tại làng Phù Lưu Chanh, tác giả đã chắp nỗi nhớ, nỗi hoài niệm những buồn vui gian khổ về Tây Tiến thành vần thơ và cho ra đời bài thơ Tây Tiến. Cũng bởi phần đông chiến sĩ của đoàn binh là các học sinh, sinh viên, thanh niên của thủ đô Hà Nội nên giữa mùi khói lửa chiến tranh, trong điều kiện hết sức gian khổ, thiếu thốn dòng ký ức được tái hiện trong bài thơ tràn ngập màu lạc quan kiên cường anh dũng và hào hoa. Ban đầu bài thơ mang tên “Nhớ Tây Tiến”, nhưng về sau lại đổi thành “Tây Tiến”. Hai tiếng “Tây Tiến” vang lên tạo ra âm hưởng mạnh mẽ, chắc khỏe gợi cho độc giả hình dung về một binh đoàn anh hùng, gợi mở về không gian rộng lớn của vùng núi Tây Bắc đồng thời bước đầu dẫn dắt người đọc đến với chân dung, hình tượng kiêu hùng của những người lính Tây Tiến năm xưa. Phải chăng nhà thơ đã xoá đi từ “nhớ” để khúc ca chiến sĩ sẽ trở nên hoành tráng hơn? Để nỗi nhớ xuyên suốt, rạo rực như mạch máu nóng đưa tác giả trở về hồi ức năm ấy? Tài Liêu Khóa Hoc Wise Owl ệ Link Tham Gia Group FB Wise Owl Wise Owl Wise Owl Wise Owl
4 | THẦY PHẠM MINH NHẬT Mở đầu hành trình trở về Tây Tiến, đó là nỗi nhớ thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở hùng vĩ cùng với chặng đường hành quân đầy gian khổ của binh đoàn Tây Tiến. Mà con sông Mã đã mở đầu cho nguồn cảm xúc chủ đạo bao quát toàn bài thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Sông Mã là dòng sông chảy từ Thượng Lào vào đất Việt, là hình ảnh của thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, là dòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Tác giả đã gọi tên con sông Mã ở đầu tiên trong nỗi nhớ của mình vì con sông còn là người bạn, là nhân chứng lịch sử đã theo suốt chặng đường hành quân chứng kiến biết bao buồn vui, mất mát hi sinh của người lính Tây Tiến. “Xa rồi” là xa về không gian và thời gian, được đặt ở giữa hai địa danh sông Mã và Tây Tiến tạo nên khoảng không xa xăm, mênh mông vời vợi. Tây Tiến và sông Mã đứng ở hai đầu nỗi nhớ mà hướng về nhau. Cách gọi “Tây Tiến ơi” gợi lên sự thân thương gần gũi đưa người đọc đến một nỗi nhớ da diết. Đó là nỗi nhớ đồng đội, nhớ núi rừng Tây Bắc. Tác giả dùng rất độc đáo và chính xác sắc thái của nỗi nhớ qua từ láy “chơi vơi”. Đó là nỗi nhớ không hình, không tượng nhưng cũng rất sâu nặng và mênh mang. Bởi nó không đo được chỉ biết lửng lơ, ám ảnh trong tâm trí của thi nhân. Chúng ta cũng từng gặp nỗi nhớ ấy trong ca dao: “Ra về nhớ bạn chơi vơi Nhớ chiếu bạn trải, nhớ chăn bạn nằm” Hay trong thơ của Xuân Diệu cũng từng xuất hiện một nỗi nhớ độc đáo thế: “Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” Câu thơ bảy chữ ngắt nhịp 4/3 và điệp từ “nhớ” được đặt ở đầu hai vế câu đã diễn tả một nỗi nhớ da diết cháy bỏng như từng đợt sóng trong lòng, nỗi nhớ này chưa qua thì nỗi nhớ khác đã ùa về trào dâng trong ký ức của nhà thơ. Hai câu thơ sử dụng hai vần “ơi” âm tiết mở lại là thanh bằng tạo âm hưởng vang vọng ngân xa trong cả không gian, thời gian đều ngập tràn trong nỗi nhớ. Dường như Quang Dũng đã đưa người đọc vào miền của nỗi nhớ - một cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ. Những kí ức mãnh liệt ấy khép lại nhưng lại như mở ra trước mắt người đọc một hành trình mới với những con người anh dũng, quả cảm của một thời lịch sử đã qua. Và cứ như thế những kí ức về chặng đường hành quân đầy vất vả gian khổ hiện lên trong tâm trí của nhà thơ. Nó đã được Quang Dũng khắc hoạ thành một bức tranh sinh động và không kém phần hùng vĩ nơi Tây Bắc: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Tài Liêu Khóa Hoc Wise Owl ệ Link Tham Gia Group FB Wise Owl Wise Owl Wise Owl Wise Owl