Nội dung text 23. THPT Hậu Lộc 3 - Thanh Hóa [Trắc nghiệm hoàn toàn].docx
Trang 1/8 – Mã đề 050-H12A SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 8 trang – 32 câu hỏi) ĐỀ KHẢO SÁT THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC 12 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 050- H12A PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án đúng Câu 1: Thực hiện phản ứng sau: CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 + CO 2 + H 2 O. Theo dõi và ghi lại thể tích khí CO 2 thoát ra theo thời gian, thu được đồ thị như sau (Thể tích khí đo được ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng). Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng? A. Ở thời điểm 90 giây, tốc độ phản ứng bằng 0. B. Khi phản ứng hóa học xảy ta, tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian. C. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ thời điểm đầu đến 75 giây là 0,33 mL/s. D. Tốc độ trung bình của phản ứng trong các khoảng thời gian 15 giây là như nhau. Câu 2: Ammonia là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH 3 . Trong tự nhiên, ammonia sinh ra trong quá trình bài tiết và xác sinh vật thối rữa. Ammonia (NH 3 ) nặng gần bằng nửa không khí. Sau khi nén và làm lạnh, nó biến thành chất lỏng giống như nước nhưng sôi ở nhiệt độ -33°C. Khi bị nén xong, NH 3 dễ bay hơi. Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một chất khí, không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước do hình thành liên kết hydro với phân tử nước. Trong dung dịch NH 3 (hỗn hợp NH 3 và H 2 O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Cho các phát biểu sau: (a) Nitrogen monoxide được tạo thành khi mưa dông kèm theo sấm sét do phản ứng giữa nitrogen và oxygen trong không khí. (b) Xét phản ứng tạo ra NO: N 2 (g) + O 2 (g) → 2NO(g) Δ r = 180,6 kJ Nhiệt tạo thành chuẩn của NO(g) là -90,3 kJ/mol. (c) Trong phần tử HNO 3 , nguyên tử N có cộng hoá trị bằng 4. (d) Công thức Lewis của HNO 3 cho thấy trong phân tử acid còn 6 cặp electron chưa liên kết. (e) Hiện tượng phú dưỡng gây cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước, làm giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh. Các phát biểu đúng là A. (b); (c); (e). B. (a); (c); (e). C. (a); (b); (d). D. (a); (b); (d); (e). Câu 4: Cho sulfur lần lượt phản ứng với mỗi chất sau (trong điều kiện thích hợp): H 2 , O 2 , Hg, H 2 SO 4 loãng, Al, Fe, F 2 , HNO 3 đặc nóng, H 2 SO 4 đặc nóng. Số phản ứng chứng minh tính khử của sulfur là A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 5: Trong phản ứng dưới đây, cặp acid – base liên hợp là H 2 PO 4 - (aq) + NH 3 (aq) ⇋ HPO 4 2- (aq) + NH 4 + (aq) A. H 2 PO 4 - và NH 3 . B. HPO 4 2- và NH 4 + . C. H 2 PO 4 - và HPO 4 2- . D. Không có cặp acid – base liên hợp. Câu 6: Cho các nhóm chức của các hợp chất hữu cơ và tên loại hợp chất như sau:
Trang 3/8 – Mã đề 050-H12A (a) Đốt cháy hoàn toàn ester no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO 2 bằng số mol H 2 O. (b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có carbon và hydrogen. (c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH 2 là đồng đẳng của nhau. (d) Dung dịch glucose bị khử bởi AgNO 3 trong NH 3 tạo ra Ag. (e) Saccharose chỉ có cấu tạo mạch vòng. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 13: Công thức cấu tạo của peptide sau có tên là A. Val-Ala-Gly-Gly. B. Val-Gly-Ala-Gly. C. Gly-Gly-Ala-Val. D. Val-Gly-Gly-Ala. Câu 14: Terephthalic acid (p-HOOCC 6 H 4 COOH) là nguyên liệu để sản xuất poly (ethylene terephthalate) (PET, một loại polymer quan trọng được sử dụng làm sợi dệt và chai nhựa,.). Hãy cho biết terephthalic acid được điều chế từ chất nào sau đây: A. m-CH 3 -C 6 H 4 -CH 3 . B. o-CH 3 -C 6 H 4 -CH 3 . C. o-CH 3 -C 6 H 4 -CH=CH 2 . D. p-CH 3 -C 6 H 4 -CH 3 . Câu 15: Cao su thiên nhiên không dẫn điện, không thấm nước và khí, có tính đàn hồi tốt. Tuy nhiên, cao su thiên nhiên dễ bị lão hoá dưới tác động của không khí, ánh sáng, nhiệt. Ngoài ra, tính đàn hồi của cao su chỉ tồn tại trong một khoảng nhiệt độ hẹp. Cao su lưu hóa (loại cao su được tạo thành khi cho cao su thiên nhiên tác dụng với sulfur) có khoảng 2,0% sulfur về khối lượng. Cho các phát biểu sau: a. Bản chất của quá trình lưu hóa cao su là phản ứng giữ nguyên mạch polymer, chủ yếu tạo cầu nối disulfide (-S-S-) giữa các phân tử polyisoprene tạo thành polymer có cấu tạo mạng lưới không gian. b. Cứ khoảng 46 mắt xích isoprene có một cầu disulfide (-S-S-). c. Để sản xuất cao su lưu hóa, có thể lưu hóa cao su thiên nhiên là polymer của isoprene có cấu hình trans. d. Cao su đã được lưu hóa có các ưu điểm tốt hơn về độ đàn hồi, chống thấm khí, chống ẩm, bền với nhiệt và các tác nhân khác hơn với cao su thiên nhiên và cao su buna. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Một khối đồng kim loại hình trụ đường kính 5 cm, chiều dài 30 cm cần được mạ vàng với chiều dày lớp mạ 5,0 μm. Cho biết: cường độ dòng điện đi qua bể mạ là 3,0 A; dung dịch trong bể mạ là Au(NO 3 ) 3 ; hiệu suất điện phân là 100%; khối lượng riêng của Au bằng 19,3 g/cm³; hằng số Faraday F = 96500 C/mol. Thời gian cần để mạ khối kim loại trên gần nhất với (Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: N = 14; O = 16; Au = 197) A. 13,40 phút. B. 37,11 phút. C. 40,20 phút. D. 38,66 phút. Câu 17: Tiến hành điện phân dung dịch chứa 43,24 gam hỗn hợp gồm MSO 4 và NaCl bằng điện cực trơ màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây thì nước bắt đầu điện phân ở cả 2
Trang 4/8 – Mã đề 050-H12A điện cực, thấy khối lượng catot tăng so với ban đầu, đồng thời anot thoát ra một khí duy nhất có thể tích là 4,958 L (đkc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì khối lượng dung dịch giảm 25,496 gam. Kim loại M là A. Ni. B. Cu. C. Fe. D. Zn. Câu 18: Trong phương pháp phân tích nhiệt, một chất rắn khối lượng m 1 được gia nhiệt, thu được chất rắn mới khối lượng m 2 và chất khí hoặc hơi. Giản đồ phân tích nhiệt hình bên cho biết sự biến đối khối lượng của canxi oxalat ngậm nước CaC 2 O 4 .H 2 O trong môi trường khí trơ theo nhiệt độ: Nhiệt độ 226°C 420°C 840°C Lượng m 2 còn lại so với m 1 87,7% 68,5% 38,4% Cho các phương trình hóa học (theo đúng tỷ lệ mol) ứng với ba giai đoạn phân ứng có kèm theo thay đổi khối lượng của các chất rắn như sau: (1) CaC 2 O 4 .H 2 O (t°) → R 1 + K 1 (2) R 1 (t°) → R 2 + K 2 (3) R 2 (t°) → R 3 + K 3 Ký hiệu R cho các chất rắn, K cho các chất khí hoặc hơi. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? A. K 2 là oxit axit. B. R 2 không tan trong axit. C. R 3 tan trong nước tạo môi trường trung tính. D. K 3 là chất khí nặng hơn không khí. Câu 19: Cho các chất hữu cơ X, Y, Z, T, E thỏa mãn các phương trình hóa học sau: (1) C 6 H 10 O 4 + 2NaOH (t°) → X + Y + Z (2) X + NaOH (CaO, t°) → CH 4 + Na 2 CO 3 (3) Y + CuO (t°) → T + Cu + H 2 O (4) T + 2AgNO 3 + 3NH 3 + H 2 O (t°) → CH 3 COONH 4 + 2Ag + 2NH 4 NO 3 (5) Z + HCl → M + NaCl Cho các nhận định sau về M: (1) M có khả năng phản ứng tối đa với Na theo tỉ lệ 1:2 (2) Dung dịch M làm quỳ tím hóa xanh (3) M là hợp chất hữu cơ đa chức (4) Trong 1 phân tử M có 2 nguyên tử O Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.