PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2. Nhân thân người phạm tội trong các tội phạm về ma tuý - Ths. Lê Thị Hồng Diễm, Ths. Trần Tuấn Vũ.pdf

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY Lê Thị Hồng Diễm* Trần Tuấn Vũ** Tóm tắt “Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm sinh học, tâm lý và xã hội của người phạm tội và các đặc điểm này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khách quan bên ngoài đã dẫn đến con người đó thực hiện hành vi phạm tội” 1 . Để nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm, nhân thân người phạm tội luôn được coi trọng trong khoa học pháp lý và tội phạm học. Luật hình sự nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm chứng minh và giải quyết vụ án, giúp xác định chính xác loại tội phạm và trách nhiệm hình sự. Những đặc điểm này còn giúp đề ra biện pháp hiệu quả để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tội phạm học nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm từ cả phía người phạm tội và xã hội, từ đó đưa ra các đề xuất phòng ngừa tội phạm. Bài viết này tập trung phân tích các đặc điểm nhân thân của người phạm tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy trong thời gian gần đây. Từ khóa: chất ma túy, nhân thân người phạm tội 1. Đặt vấn đề Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề về nhân thân của người phạm tội đối với các tội phạm vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý đang trở thành một trong những điểm nóng thu hút sự quan tâm của cả xã hội. Việc hiểu rõ về nhân thân của những người tham gia vào các hoạt động liên quan đến ma túy không chỉ giúp chúng ta đánh giá đúng mức độ nguy hiểm mà còn đề xuất các biện pháp pháp lý và xã hội hữu ích để ngăn chặn và xử lý tình trạng vi phạm pháp luật này. Trong bối cảnh phức tạp và đa chiều của xã hội ngày nay, việc nghiên cứu về nhân thân của người phạm tội trong lĩnh vực vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý là cực kỳ cần thiết để đưa ra các giải pháp hiệu quả và bảo vệ tốt hơn cho cộng đồng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đặc điểm về nhân thân người phạm trong các tội phạm về ma túy tại Việt Nam hiện nay Thứ nhất, trong bối cảnh hiện nay thành phần người phạm tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép ma túy tại Việt Nam có sự chuyển biến đáng kể. Đa số người phạm tội *Thạc sĩ, Khoa Luật - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Email: [email protected] **Thạc sĩ, Khoa Luật – Trường ĐH An ninh nhân dân, Email: [email protected] 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, (2012). Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.150
vẫn thuộc nhóm không có nghề nghiệp ổn định hoặc lao động tự do, nhưng hiện nay đã sự xuất hiện của một số ít người phạm tội từ các ngành nghề có thu nhập ổn định. Điều này bao gồm những người làm nông, công nhân, lái xe, kinh doanh, và thậm chí là giáo viên. Sự chuyển biến này không chỉ phản ánh tình trạng kinh tế xã hội mà còn cho thấy tầm ảnh hưởng rộng lớn của tội phạm ma túy, không còn giới hạn trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương về kinh tế nữa. Điều này phản ánh sự phức tạp và đa dạng của tội phạm ma túy trong xã hội hiện đại. Theo số liệu từ 100 bản án năm 2024, có đến 65% người phạm tội thuộc nhóm không có nghề nghiệp hoặc lao động tự do. Điều này cho thấy một thực trạng đáng lo ngại về tình trạng thất nghiệp và thiếu cơ hội việc làm trong xã hội. Những người này thường phải đối mặt với áp lực kinh tế, thiếu thốn về tài chính, và do đó dễ bị lôi kéo vào các hoạt động phạm tội để kiếm sống. Việc thiếu một nguồn thu nhập ổn định và bền vững khiến họ dễ dàng bị cám dỗ bởi lợi nhuận cao từ việc buôn bán, vận chuyển ma túy. Đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất và cần được quan tâm đặc biệt trong các chính sách phòng chống tội phạm. Đáng chú ý, những đối tượng có công việc nhưng thu nhập thấp hoặc không ổn định như làm nông, công nhân, làm thuê cũng chiếm tỉ lệ khá lớn, khoảng 33%. Mặc dù có công việc, nhưng thu nhập không đủ để đảm bảo cuộc sống ổn định, do đó họ cũng dễ bị lôi kéo vào các hoạt động phạm tội như một cách để cải thiện thu nhập. Sự tham gia của nhóm này vào các hoạt động phạm tội cho thấy cần có các chính sách hỗ trợ kinh tế, cải thiện điều kiện làm việc và tăng cường giáo dục pháp luật để giảm thiểu tội phạm. Một điểm đặc biệt cần lưu ý là tỷ lệ người có thu nhập ổn định tham gia vào các hoạt động phạm tội ma túy, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 2%), nhưng lại có những trường hợp đáng báo động. Một số trường hợp đặc biệt là những cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tham gia vào các hoạt động phạm tội. Ví dụ cụ thể, Nguyễn Văn Hưng và Hà Minh Đức, hai cán bộ công an, đã có hành vi giúp sức, bao che cho đồng bọn thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Họ đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi như bao che, không lập biên bản hoặc lợi dụng chức vụ để thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ, Nguyễn Văn Hưng, nguyên là cán bộ công an phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội và Hà Minh Đức, cựu cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Long Biên, Hà Nội, đã có hành vi giúp sức, bao che cho đồng bọn thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Các thủ đoạn của họ bao gồm bao che, không lập biên bản, và lợi dụng chức vụ để thực hiện hành vi phạm tội. Những trường hợp này không chỉ làm tăng mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà còn gây mất lòng tin của người dân vào hệ thống pháp luật và chính quyền. Sự tha hóa trong đội ngũ cán bộ, công chức là một vấn đề nghiêm trọng.
Thứ hai, người phạm tội ma túy sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi và thường bị lôi kéo bởi các tổ chức tội phạm, tạo ra những thách thức lớn cho công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. Trong số 100 bản án được thu thập và nghiên cứu, có 32 vụ việc mà các đối tượng có đồng phạm, trong đó 20 vụ đã hình thành các đường dây mua bán ma túy chuyên nghiệp. Những đối tượng này thường coi việc phạm tội là nguồn sống chính, và hoạt động của họ có tổ chức cao, mang tính chất chuyên nghiệp. Các đường dây này không chỉ dừng lại ở việc mua bán ma túy mà còn bao gồm các công đoạn trồng, chế biến, và tàng trữ ma túy. Ngoài những kẻ chuyên nghiệp, còn có những người bị lôi kéo thực hiện hành vi phạm tội do nghiện hút, lười lao động, hoặc thích hưởng thụ. Những đối tượng này thường không có kế hoạch hay tổ chức cụ thể, và hành vi phạm tội của họ thường thiếu sự tinh vi. Họ dễ bị bắt quả tang và xử lý nhanh chóng. Trong thời gian gần đây, các đường dây mua bán ma túy chuyên nghiệp với tính tổ chức cao đã xuất hiện ngày càng nhiều. Những đường dây này thường có quy mô lớn và áp dụng nhiều thủ đoạn mới, sử dụng công nghệ thông tin để che giấu hành vi phạm tội và giao dịch ma túy. Chẳng hạn như đường dây do Hoàng Văn Chung cầm đầu cùng các đối tượng Võ Thị Trúc Mai, Nguyễn Phi Cơ, Trần Ngọc Quý, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Trọng Kính thực hiện các công đoạn từ trồng, chế biến, tàng trữ và mua bán trái phép cần sa, đồng thời lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy2 ; đường dây của Vũ Thị Mai, Cao Duy Hợp, Nguyễn Văn Oanh bán ma túy vào bệnh viện3 ; đường dây của Vũ Minh Hiếu, Lê Anh Tuấn và Phạm Thuỳ Linh lợi dụng mạng xã hội và dịch vụ giao hàng để thực hiên hành vi mua bán ma túy4 . Những trường hợp này thể hiện mức độ nghiêm trọng và tinh vi của tội phạm ma túy hiện nay. Tuy nhiên, đa số các vụ án được phát hiện, xử lý và đưa ra truy tố, xét xử vẫn là các trường hợp phạm tội không chuyên nghiệp, bị bắt quả tang. Điều này cho thấy mặc dù có sự gia tăng của các đường dây chuyên nghiệp, nhưng tội phạm ma túy ở Việt Nam vẫn chủ yếu là những người bị lôi kéo, thiếu tổ chức và dễ bị phát hiện. Thứ ba, phần lớn các đối tượng mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy là những người nghiện ma túy. Các đối tượng nghiện ma túy thường không có ý chí và 2 Lê Trung (2024), Bộ Công an gửi thư khen các đơn vị triệt phá đường dây mua bán ma túy lớn trên mạng, Báo Tuổi Trẻ ngày 04/11/2024, đường dẫn: https://tuoitre.vn/bo-cong-an-gui-thu-khen-cac-don- vi-triet-pha-duong-day-mua-ban-ma-tuy-lon-tren-mang-20241104184624976.htm, truy cập ngày: 7.11.2024 3 Hà Đồng (2024), Khởi tố các bị can mua bán ma túy trong bệnh viện, Báo Tuổi Trẻ ngày 25/10/2024, đường dẫn: https://tuoitre.vn/khoi-to-cac-bi-can-mua-ban-ma-tuy-trong-benh-vien- 2024102511230509.htm, truy cập ngày: 7.11.2024 4 Linh Anh (2024), Triệt phá thành công nhiều đường dây mua bán ma tuý qua Telegram, Báo Điện tử Chính phủ ngày 7/11/2024 https://baochinhphu.vn/triet-pha-thanh-cong-nhieu-duong-day-mua-ban- ma-tuy-qua-telegram-10224102114135573.htm, truy cập ngày: 7.11.2024
nghị lực để cai nghiện, dẫn đến việc họ sẵn sàng thực hiện mọi hành vi phạm tội để thỏa mãn nhu cầu sử dụng ma túy. Họ bất chấp mọi nguy cơ có thể bị pháp luật xử lý nghiêm khắc, thậm chí đối diện với án tử hình. Qua nghiên cứu 100 bản án, có tới 74 trường hợp đối tượng nghiện ma túy, và họ thường lấy việc mua bán, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy để đáp ứng nhu cầu này. Đặc biệt, trong tổng số 100 vụ án trên, có 24 trường hợp là tái phạm và tái phạm nguy hiểm. Việc nghiện ma túy và tái phạm luôn là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết trong tội phạm về ma túy. Tỷ lệ tái phạm cao là một điểm đặc biệt của tội phạm về vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy5 . Tỷ lệ tái phạm cao là một đặc điểm nổi bật của tội phạm vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, cho thấy mức độ chống đối xã hội và sự lệch lạc nghiêm trọng trong ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của các đối tượng này. Nghiện ma túy không chỉ là một vấn đề y tế mà còn là một vấn đề xã hội phức tạp. Những người nghiện ma túy thường có xu hướng lệch lạc trong hành vi và ý thức pháp luật, dẫn đến việc họ dễ dàng bị lôi kéo vào các hành vi phạm tội. Vì vậy, việc nghiện ma túy và hành vi phạm tội thường đi đôi với nhau, tạo thành một vòng luẩn quẩn khó thoát. Thực tiễn cho thấy, việc người nghiện hoàn toàn cai nghiện và đoạn tuyệt với việc sử dụng ma túy là rất khó khăn. Nhiều người sau khi chấp hành án trở về xã hội vẫn tiếp tục tái nghiện và tái phạm. Điều này không chỉ làm tăng tỷ lệ tội phạm ma túy mà còn đặt ra thách thức lớn cho các cơ quan chức năng trong việc phòng, chống tội phạm ma túy. Đồng thời, cách thức nhìn nhận của xã hội đối với những người có tiền án, tiền sự, nhất là tiền án, tiền sự về tội phạm ma túy vẫn còn rất khắt khe. Tuy nhiên, việc tái phạm không thể tách rời nguyên nhân là những đối tượng trên có ý thức đạo đức và ý thức pháp luật không tốt, lười lao động, thích hưởng thụ, không quyết tâm hòa nhập cộng đồng mà thực hiện hành vi phạm tội để thỏa mãn nhu cầu sử dụng ma túy và tiêu xài cá nhân. Tình trạng tái phạm cao và sự lệch lạc trong ý thức đạo đức của những người nghiện ma túy là một vấn đề cần được chú ý và quan tâm đặc biệt trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy. Thứ tư, đa số người phạm tội trong các tội phạm về ma túy là những người có trình độ học vấn thấp. Trong số 100 vụ án được nghiên cứu, chỉ có 10 đối tượng đã học hết trung học phổ thông, 8 trường hợp đã học hết trung học cơ sở, 8 trường hợp đã học hết tiểu học và số còn lại là chưa biết chữ hoặc chưa học hết tiểu học. Điều này cho thấy một tỷ lệ lớn người phạm tội ma túy có trình độ học vấn rất thấp. Do vậy, những người này gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm công việc có thu nhập ổn định. Cuộc sống của họ chịu nhiều áp lực kinh tế, dẫn đến việc dễ bị lôi kéo vào các hoạt động bất hợp pháp như 5 Trần Hữu Tráng, Phạm Uyên Thy (2018), Các đặc điểm nhân thân đặc trưng của người phạm các tội về ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, Số 48 (10/2018), tr. 70-75

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.