PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BỘ 1000 CÂU HỎI ĐÚNG - SAI SINH 12.pdf

Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) 1 BỘ 1000 CÂU HỎI ĐÚNG – SAI SINH HỌC 12 ĐẦY ĐỦ CẢ NĂM CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT Cấu trúc biên soạn Hệ thống câu hỏi + Đáp án + Lời giải chi tiét Câu 1. Hình bên dưới mô tả cấu trúc hóa học của DNA. Các nhận dưới đây là đúng hay sai? a) Ở hầu hết sinh vật, DNA là vật chất di truyền, mỗi phân tử DNA được cấu trúc gồm 2 chuỗi polynucleotide b) DNA cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotide. c) Các nucleotide trên hai mạch đơn của DNA liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc bổ sung. d) Mỗi mạch polynucleotide luôn có số lượng A = T và G = C BÀI 1 GENE VÀ SỰ TÁI BẢN DNA PHẦN 5 DI TRUYỀN HỌC CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chủ đề 1 HỆ THỐNG CÂU HỎI
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) 2 Câu 2. Dưới đây là sơ đồ khái quát cấu trúc một gene ở sinh vật nhân sơ (a) và sinh vật nhân thực (b). Các nhận định sau đây là đúng hay sai? a) Một gene có cấu trúc gồm vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. b) Dựa vào cấu trúc vùng mã hóa, các gene được chia thành gene không phân mảnh và gene phân mảnh. c) Gene phân mảnh là gene có vùng mã hóa gồm các trình tự được dịch mã (exon) xen kẽ các đoạn không được dịch mã (intron). d) Gene phân mảnh có ở sinh vật nhân thực và một số ít vi sinh vật cổ. Câu 3. Dựa vào sơ đồ quá trình tái bản DNA dưới đây. Các nhận định sau là đúng hay sai? a) Các mạch mới được tổng hợp theo chiều 5' - 3' nhờ sự xúc tác của enzyme DNA polymerase. b) Một mạch được tổng hợp liên tục được gọi là mạch ra chậm. c) Một mạch được tổng hợp gián đoạn tạo ra các phân đoạn Okazaki, sau đó enzyme DNA ligase xúc tác nối các phân đoạn này hình thành mạch dẫn đầu. d) Thực hiện theo nguyên tắc bán bảo toàn, đó là mỗi DNA con có một mạch từ DNA mẹ, một mạch mới tổng hợp. Câu 4. Khi nghiên cứu DNA của 4 chủng vi khuẩn thu được bảng sau: Chủng Số lượng nitrogenous base (đơn vị: nucleotide) A T G C I 600 600 900 900 II 900 900 600 600 III 500 500 700 700 IV 700 700 800 800 Dựa vào thông tin của bảng trên. Các nhận xét dưới đây là đúng hay sai? a) Tổng số nucleotide của chủng I nhiều hơn chủng II. b) Chủng I và chủng IV có chiều dài phân tử bằng nhau. c) Phân tử DNA của Chủng II có số liên kết hidrogen ít hơn phân tử DNA của chủng IV. d) Phân tử DNA của chủng IV có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Câu 5. Khi phân tích % nucleotide của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau: Loài A G T C U
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) 3 I 21 29 21 29 0 II 29 21 29 21 0 III 21 21 29 29 0 IV 21 29 0 29 21 V 21 29 0 21 29 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai? a) Vật chất di truyền ở loài III có cấu trúc DNA hai mạch vì A = T, G = C. b) Vật chất di truyền ở loài IV và loài V là RNA, nhưng ở loài IV RNA có 2 mạch, còn ở loài V RNA có 1 mạch. c) Xét theo mức độ tiến hóa về vật chất di truyền thì loài I >II > III > V d) Xét về tính bền của vật chất di truyền khi tăng dần nhiệt độ thì loài I> II> III Câu 6. Hình ảnh sau đây miêu tả quá trình nhân đôi DNA của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết những nhận xét dưới đây là đúng hay sai ? a) Hình 1 diễn tả quá trình nhân đôi DNA của sinh vật nhân thực và hình 2 diễn tả quá trình nhân đôi DNA của sinh vật nhân sơ. b) DNA của sinh vật nhân sơ có cấu tạo mạch vòng, DNA của sinh vật nhân thực có cấu tạo mạch thẳng. c) Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi DNA xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử DNA tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi và do nhiều loại enzyme tham gia. d) Quá trình nhân đôi DNA của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ đều chỉ tạo một đơn vị tái bản. Câu 7. Một nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng mô hình nhân đôi DNA ở vùng nhân của tế bào nhân sơ. Họ đã nuôi một số vi khuẩn E. coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (N15). Sau đó họ chuyển vi khuẩn sang nuôi tiếp năm thế hệ ở môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (N14). Biết số lần nhân lên của vi khuẩn E. coli trong các ống nghiệm là như nhau. Tách DNA sau mỗi thế hệ và thu được kết quả như hình dưới đây. Cho biết X là vị trí của DNA chứa cả hai mạch N15; Y là vị trí của DNA chứa cả mạch N14 và mạch N 15; Z là vị trí của DNA chứa cả hai mạch N14 . Dựa vào kết quả trên hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
Tác giả: Hoàng Trọng Kỳ Anh (Thầy Hoàng Oppa) 4 a) Thí nghiệm trên đã kiểm chứng quá trình nhân đôi DNA theo nguyên tắc bán bảo toàn. b) Nếu một vi khuẩn E. coli được nuôi với các điều kiện thí nghiệm như trên thì luôn có hai mạch DNA chứa N 15 ở mỗi thế hệ. c) Ở thế hệ thứ 4, tỉ lệ DNA ở vị trí Y không thay đổi so với thế hệ thứ 3. d) Ở thế hệ thứ 5, tỉ lệ DNA ở vị trí Y so với DNA ở vị trí Z là 2 15 . Câu 8. Ở một loài sinh vật, xét một locus gồm 2 allele A và a trong đó allele A là một đoạn DNA dài 306 nm và có 2338 liên kết hydrogen, allele a là sản phẩm đột biến từ allele A. Một tế bào soma chứa cặp allele Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotide cần thiết cho quá trình tái bản của các allele nói trên là 5061A và 7532G. Dựa vào thông tin trên hãy cho biết các kết luận dưới đây là đúng hay sai? a) Gene A có chiều dài lớn hơn gene a. b) Gene A có G = X = 538; A = T = 362. c) Gene a có A = T = 360; G = X = 540. d) Gene A có số liên kết hydrogen ít hơn hơn gene a Câu 9. Gene D ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nucleotide và số nucleotide loại A chiếm 15% tổng số nucleotide của gene. Trên mạch 1 của gene có 150 số nucleotide loại T và có 450 số nucleotide G. Dựa vào thông tin trên hãy cho biết các kết luận dưới đây là đúng hay sai? a) Trên mạch 1 của gene D có G C = 2 3 b) Số liên kết hydrogen của gene D là 3450. c) Trên mạch 2 của gene D có T = 2A. d) Gene D có chiều dài 510 nm. Câu 10. Deoxyribonucleic acid là vật chất di truyền ở hầu hết sinh vật. DNA có cấu trúc hóa học phù hợp với chức năng của đại phân tử này trong tế bào và cơ thể. Các nhận xét dưới đây về DNA là đúng hay sai? a) DNA có khả năng thay đổi thông tin di truyền thông qua quá trình đột biến b) Sự thay đổi số lượng, trật tự sắp xếp các các nucleotide trên chuỗi polynucleotide dẫn đến sự thay đổi thông tin di truyền, tạo nên biến dị ở sinh vật c) Các nucleotide trên hai mạch đơn của DNA liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen, đây là các liên kết bền vững, khó bị bẻ gãy, do đó đảm bảo tính bền vững của DNA d) Tất cả các thay đổi trong cấu trúc của DNA đều cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa Câu 11. Khi nói về quá trình nhân đôi DNA, các kết luận dưới đây là đúng hay sai? a) Trên mỗi phân tử DNA của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi DNA. b) Enzyme DNA-polimerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA và kéo dài mạch mới. c) Sự nhân đôi của DNA ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của DNA trong nhân tế bào. d) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 3’ - 5’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn. Câu 1. Hình dưới đây minh họa một số loại RNA: (a) một đoạn mRNA; (b) tRNA; (c) rRNA. Dựa vào hình bên dưới hãy cho biết các kết luận dưới đây là đúng hay sai? BÀI 2 SỰ BIỂU HIỆN THÔNG TIN DI TRUYỀN

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.