Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 26 - File word có lời giải.docx
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 26 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là A. carbon. B. hydrogen. C. oxygen. D. nitrogen. Câu 2: Hình 1 mô tả phần trăm số lượng cặp A-T và G-C trong các phân tử DNA 1 , DNA 2 , DNA 3 có cùng khối lượng, hãy cho biết phân tử DNA nào có nhiều số liên kết hidrogen nhất trong số ba phân tử? Hình 1. A. Phân tử DNA 1 . B. Phân tử DNA 3 . C. Phân tử DNA 2 . D. Cả ba phân tử có số hidrogen bằng nhau. Câu 3: Hình 2 mô tả cấu tạo khí khổng và cơ chế hoạt động đóng, mở khí khổng. Theo lý thuyết phát biểu nào sau đây đúng? A. Tế bào khí khổng (A) đang đói nước. B. Tế bào khí khổng (B) đang no nước. C. Khe khí khổng của tế bào (A) đang mở to. D. Nước từ tế bào (B) đang thoát mạnh. Hình 2. Câu 4: Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4. Cả 4 bình đều đựng hạt đỗ xanh, đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm như Hình 3. Hình 3. Theo lý thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm? I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng. II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất. III. Nồng độ O 2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm. IV. Nồng độ O 2 ở bình 3 tăng. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
A. A là một loài động vật ăn thực vật. B. B là loài ưu thế trong quần xã. C. C là loài luôn cạnh tranh và có thể thay thế loài A ở những giai đoạn tiếp theo của diễn thế sinh thái. D. D là loài tác động mạnh và làm ảnh hưởng tới các nhân tố sinh thái. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Xử lý phôi của một loài côn trùng gây đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể (NST) ở sáu vị trí khác nhau (A, B, C, D, E và F) được thể hiện ở Hình 7. Theo dõi thời gian sống của các phôi tương ứng với các đột biến, kết quả được thể hiện qua đồ thị bên dưới. Biết rằng sự phân bố các gene trên nhiễm sắc thể là đều nhau và phôi mang đột biến mất đoạn ở vị trí (F) vẫn phát triển thành cơ thể bình thường. Hình 7 a. Kích thước đoạn NST bị mất càng lớn thì thời gian sống sót của phôi càng kéo dài. b. Vị trí (F) có thể mã hóa số loại bản phiên mã ít hơn so với các vị trí khác. c. Các gene trên vị trí (A) có thể quan trọng hơn so với các gene trên vị trí (B) đối với sự phát triển phôi. d. Giả sử rằng các gene trên vị trí (B) và (E) đóng góp ngang nhau cho sự phát triển phôi, thì mật độ gene trên vị trí (E) có thể thấp hơn mật độ gene trên vị trí (B). Câu 2. Khi điều tra nhóm tuổi của một quần thể cá sống trong một cái ao ở thời điểm trước và sau hai năm săn bắt, người ta thu được số liệu như Hình 8. Giả sử, điều kiện môi trường sống trong toàn bộ thời gian nghiên cứu không có biến động lớn. a. Dạng tháp tuổi trước khi khai thác là tháp ổn định, còn sau 2 năm khai thác là tháp phát triển. b. Việc khai thác đều đặn theo thời gian một số lượng nhất định cá thể của quần thể, số cá thể còn lại sẽ Hình 8. tăng khả năng sinh sản để bù lại. c. Sau 2 năm khai thác số lượng cá trước sinh sản tăng, đây là cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. d. Khi dừng khai thác một khoảng thời gian, mật độ của quần thể sẽ tăng lên.