Nội dung text đề.docx
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 03 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Hóa học – Lớp 10 Ngày thi: 10/12/2024 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên thí sinh:…. …………………………………..…… Số báo danh………………… ĐỀ BÀI Cho số hiệu nguyên tử và nguyên tử khối các nguyên tố H B C N O F Li Na Mg Al Si S Cl K Ca Cu Fe Br Z 1 5 6 7 8 9 3 11 12 13 14 16 17 19 20 29 26 35 NTK 1 11 12 14 16 19 7 23 24 27 28 32 35,5 39 40 64 56 80 Câu 1 (5 điểm) 1. Hợp chất XY 2 có tên hiệu là "vàng của kẻ ngốc" vì có ánh kim và sắc vàng đồng nên nhìn khá giống vàng, nhiều người hay lầm đó là vàng. Mỗi phân tử XY 2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Mặt khác, số hạt mang điện trong nguyên tử X nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 20. Xác định số proton của nguyên tố X và nguyên tố Y, công thức hóa học của XY 2 . 2. Có 3 nguyên tố R, X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn có số thứ tự tăng dần. R, X và Y đều thuộc nhóm A và không cùng chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn. Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của 3 nguyên tử R, X, Y có đặc điểm: tổng số lượng tử chính (n) bằng 6; tổng số lượng tử orbital ( ) bằng 2; tổng số lượng tử từ ( m ) bằng -2; tổng số lượng tử spin (m s ) bằng -1/2, trong đó số lượng tử spin của electron cuối cùng của R là +1/2. Cho biết tên của R, X, Y. 3. Có thể viết cấu hình electron của 27 Co 3+ là: Cách 1: Co 3+ [1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 ]; Cách 2: Co 3+ [1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 4 4s 2 ] Cách 3: Co 3+ [1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 1 ] Áp dụng phương pháp gần đúng Slater, hãy cho biết cấu hình nào trong số các cấu hình trên ứng với cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của Co 3+ . Câu 2 (3,5 điểm) 1. Phổ khối lượng (MS: Mass Spectrum) chủ yếu được sử dụng để xác định phân tử khối, nguyên tử khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Trục tung biểu thị hàm lượng phần trăm về số nguyên tử của từng đồng vị, trục hoành biểu thị tỉ số của nguyên tử khối (m) của mỗi đồng vị với điện tích của các ion đồng vị tương ứng (điện tích z của các đồng vị copper đều bằng 1+). a) Nguyên tử khối trung bình của copper (Cu) là 63,52. Hình phổ khối nào dưới đây phù hợp với dữ kiện này. Giải thích?