PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 1 ĐỘ DỊCH CHUYỂN - QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC.pdf


2  Để xác định thời điểm, người ta phải chọn một mốc thời gian, dùng đồng hồ đo khoảng thời gian từ thời điểm gốc đến thời điểm cần xác định. Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + Đồng hồ và gốc thời gian  Độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ, cho biết độ dài và hướng sự thay đổi vị trí của một vật.  Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ lớn chính bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối. Kí hiệu là d.  Độ dịch chuyển của vật của vật trên đường thẳng được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật. Ta có d    Δx x x 2 1 PHÂN BIỆT ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC Độ dịch chuyển (d) Quãng đường (s)  Là một đại lượng vectơ.  Cho biết độ dài và hướng sự thay đổi vị trí của một vật.  Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau (d = s).  Có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng 0.  Là đại lượng vô hướng.  Cho biết độ dài mà vật đi được trong suốt quá trình chuyển động.  Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì quãng đường đi được và độ dịch chuyển có độ lớn không bằng nhau (d ≠ s). - Là một đại lượng không âm. ĐỘ DỊCH CHUYỂN
3 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? A. Có phương và chiều xác địch. B. Có đơn vị đo là mét. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 2: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động tròn. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều. C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển? A. Véctơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động. B. Véctơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm. C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của véc tơ độ dịch chuyển bằng quãngđường đi được. D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ dịch chuyển? A. Véc tơ độ dịch chuyển là một véc tơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động. B. Véc tơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật. C. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về A thì độ dịch chuyển của vậtcó độ lớn bằng 0. D. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương, hoặc bằng không. Câu 5: Quãng đường và độ lớn của độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn khi vật A. chuyển động thẳng và đổi chiều chuyển động. B. chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động. C. đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về A. D. đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về Câu 6: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe nàyđã dịch chuyển so với vị trí xuất phát một đoạn bằng
4 A. AB. B. 0. C. D. Câu 7: Một ô tô chuyển động trên đường thẳng. Tại thời điểm t1, ô tô ở cách vị trí xuất phát 5 km. Tại thời điểm t2, ô tô cách vị trí xuất phát 12 km. Từ thời điểm t1 đến thời điểm t2, độ dịch chuyển của ô tô bằng A. 5 km. B. 0. C. 17 km D. 7 km Câu 8: Một vật ở hình vẽ chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km. Vị trí của vật trên trục Ox tạithời điểm 12 h cách O A. 40km. B. 120 km. C. 160 km. D. 480 km Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ dịch chuyển của một vật? A. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường điđược bằng nhau (d =s). B. Có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng 0. C. Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ lớn chính bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối. Kí hiệu là ⃗⃗ . D. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi đượcbằng nhau (d =s). Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển? A. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động. B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật. C. Trong chuyển động thẳng độ dịch chuyển bằng độ biến thiên tọa độ. D. Độ dịch chuyển có giá trị luôn dương. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ dịch chuyển? A. Vectơ độ dịch chuyển là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của một vật chuyển động. B. Vật đi từ A đến B, từ B đến C rồi từ C về A thì có độ dịch chuyển bằng AB+BC+CA. C. Vật đi từ A đến B, từ B đến C rồi từ C về A thì có độ dịch chuyển bằng 0. D. Độ dịch chuyển có thể dương, âm hoặc bằng 0.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.