Nội dung text SKKN - Giải pháp tạo hứng thú và tính sáng tạo của HS - KHTN 8 - Mẫu báo cáo.pdf
PHÒNG GD&ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDTBT THCS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: ....../TTrTHCSPT , ngày 19 tháng 03 năm 2024 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ VÀ TĂNG TÍNH SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS PA TẦN, HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU” I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp cơ sở 1. Giải pháp của sáng kiến được công nhận không trùng với nội dung của giải pháp đã được công nhận trước đó: 1.1. Điểm mới của Sáng kiến: + Đây là sáng kiến đầu tiên được áp dụng tại trường PTDTBT THCS Pa Tần + “Một số giải pháp tạo hứng thú và tăng tính sáng tạo của học sinh trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 ở trường PTDTBT THCS Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” là một sáng kiến mới, chưa có sáng kiến nào đi sâu tìm hiểu trong lĩnh vực này. Sáng kiến có điểm mới về nội dung: + Giáo viên đã lựa chọn tổ chức nhiều hoạt động dạy học với nhiều hình thức khác nhau trong môn Khoa học tự nhiên 8 như: xây dựng các câu hỏi có nội dung thực tiễn vào bài học, xây dựng các bài tập, tình huống có nội dung thực tiễn vào bài học, xây dựng một số thí nghiệm gắn liền cuộc sống, sử dụng trò chơi trong dạy học và xây dựng bài học theo định hướng giáo dục STEM. Các biện pháp này sau khi áp dụng đã giúp học sinh tiếp thu hiệu quả các yêu cầu cần đạt, giúp lớp học trở nên sôi nổi, hào hứng, 100% các em đều tích cực hưởng ứng. Đặc biêt, sau mỗi buổi học thú vị như vậy, học sinh không những
2 được trang bị cho mình những kiến thức bổ ích, mà còn phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm. + Ngoài ra việc áp dụng sáng kiến còn mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Trong khi giảng dạy, giáo viên không cần hoạt động quá nhiều mà chủ thể của lớp học là học sinh, các em chủ động, tích cực tìm hiểu bài học, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn các em. Khi áp dụng các biện pháp đã đề ra, giáo viên tạo được không khí sôi nổi, làm phát triển tích cực mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Các bài giảng, bài tập, giáo án sau khi thiết kế ra có thể được sử dụng cho những năm học về sau (có cải biến, chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp) sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian, công sức của giáo viên. Đồng thời việc thiết kế các hoạt động học sẽ rèn luyện kỹ năng, phát triển kinh nghiệm của giáo viên. Sáng kiến có điểm mới về cách thức thực hiện Các biện pháp được đan xen vào các hoạt động học tập, các bài học một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể: - Biện pháp 1: xây dựng các câu hỏi có nội dung thực tiễn vào bài học có thể áp dụng cho tất cả hoạt động trong tiến trình dạy học nhưng thường được áp dụng trong phần khởi động và luyện tập. - Biện pháp 2: xây dựng các bài tập, tình huống có nội dung thực tiễn vào bài học thường áp dụng trong phần hình thành kiến thức và vận dụng. - Biện pháp 3: xây dựng một số thí nghiệm gắn liền cuộc sống áp dụng đối với các bài học có thí nghiệm, bài thực hành. - Biện pháp 4: sử dụng trò chơi trong dạy học áp dụng đối với các bài học có nội dung nhàm chán, cần đẩy mạnh sự sôi động trong quá trình học tập. - Biện pháp 5: xây dựng bài học theo định hướng giáo dục STEM thường áp dụng với những bài học có tính ứng dụng thực tiễn cao, có thể tạo được các sản phẩm học tập. Sáng kiến có điểm mới về đối tượng triển khai Sáng kiến được áp dụng thực tế vào giảng dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 8 trường PTDTBT THCS Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
4 Những yêu cầu cần phải thực hiện: Sáng kiến gồm những hoạt động dạy học thuộc lĩnh vực chuyên môn được tác giả xây dựng và áp dụng giảng dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 8 tại trường đem lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012. Tác giả nghiên cứu xây dựng các hoạt động dạy học trên kinh nghiệm thức tế của quá trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 8, cách thức tổ chức đối với từng hoạt động, có cách thực hiện, có ví dụ, hình ảnh minh hoạt cụ thể, đa dạng sinh động đã được áp dụng và đem lại hiệu quả. II. Sáng kiến đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tại cơ sở 1. Sáng kiến đã được áp dụng tại đâu, thời gian, đối tượng áp dụng, các văn bản chỉ đạo. - Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng tại trường PTDTBT THCS Pa Tần, từ ngày 16 tháng 9 năm 2023 đối với môn Khoa học tự nhiên lớp 8. - Các văn bản chỉ đạo, cam kết thực có liên quan: Số 01/CV-HD ngày 22/2/2021 của UBND huyện Sìn Hồ V/v về việc triển khai hướng dẫn quy trình xét đề nghị công nhận sáng kiến, xét phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến trên địa bàn huyện Sìn Hồ năm 2021; đăng kí thi đua đầu năm của cá nhân liên quan đến việc áp dụng sáng kiến tại trường PTDTBT THCS Pa Tần huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. 2. Hiệu quả mang lại của sáng kiến - Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến “Một số giải pháp tạo hứng thú và tăng tính sáng tạo của học sinh trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 ở trường PTDTBT THCS Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu” áp dụng lần đầu tại trường PTDTBT THCS Pa Tần đã đưa ra giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của trường. Sáng kiến có tính mới, sáng tạo, độc đáo có hình ảnh, ví dụ minh họa cụ thể chi tiết, có số liệu minh chứng rõ ràng, dễ hiểu, rất dễ phổ biến, dễ ứng dụng. Giáo viên của bộ môn Khoa học tự nhiên dễ dàng áp dụng. Sáng kiến là những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên, lớp 6, ở trường PTDTBT THCS Pa Tần nên việc xây dựng và áp dụng sáng kiến không gây