PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text đề-cương-lịch-sử.docx

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM + Đối tượng nghiên cứu học phần Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam + Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam sau khi thực dân Pháp xâm lược. + Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. + Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. + Câu 6: Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 + Câu 7: Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng 1939-1945 + Câu 8: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cách mạng tháng 8 năm 1945 + Câu 9: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng 8 năm 1945 + Câu 10: Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” (25/11/1945) + Câu 11: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945- 1950) + Câu 18: Hoàn cảnh lịch sử khi tiến hành Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và nội dung đường lối đổi mới đất nước được thông qua tại đại hội VI (1986) của Đảng. 1. Đối tượng nghiên cứu học phần Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. - Các sự kiện lịch sự Đảng: Các sự kiện thể hiện quá trình Đảng ra đời, phát triển và lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, kháng chiến cứu quốc và xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,.. - Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng: đường lối giải phóng dân tộc, phát triển đất nước, đối ngoại, quân sự,.. - Qúa trình chỉ đạo, tổ chức thực tiễn trong tiến trình cách mạng: Thắng lợi, thành tựu, kinh nghiệm, bài học của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo. - Hệ thống tổ chức Đảng, công tác xây dựng Đảng trong các thời kì lịch sử: về các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức �� Khái quát: Là nghiên cứu toàn bộ hoạt động của Đảng lịch sử Việt Namv 2. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam sau khi thực dân Pháp xâm lược.

�� Mặc dù chiến đấu rất anh dũng, nhưng cuối cùng các phong trào đều bị dập tắt. Sự thất bại này chứng tỏ hệ tư tưởng phong kiến không thể giúp nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ. Nó hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ của lịch sử đề ra. ❖ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. - Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu - Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh - Các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam: * Phong trào quốc gia cải lương (1919-1923), * Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1925-1926), * Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với cuộc khởi nghĩa Yên Bái…. ⮚ Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. ⮚ Các giai cấp lãnh đạo phong kiến và tư sản với những ngọn cờ tư tưởng của họ đều đã lỗi thời. Do vậy, họ không có một đường lối lãnh đạo đúng đắn, không có phương pháp đấu tranh thích hợp. ⮚ Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam. ❖ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản - Phong trào công nhân (1919-1925) đã có bước phát triển mới so với trước đây. Công nhân đã tiến lên sử dụng hình thức đấu tranh đặc trưng là bãi công. Thêm nữa, từ trong phong trào đấu tranh, những tổ chức chính trị đầu tiên đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam đã xuất hiện như Công hội đỏ (1920), một số công nhân gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921). Tuy nhiên, phong trào công nhân giai đoạn này vẫn còn những hạn chế như về mục đích các cuộc đấu tranh mới chỉ tập trung vào các nội dung kinh tế. Về quy mô, phong trào bị bó hẹp
trong các hàng rào của một nhà máy, xí nghiệp, đồn điền, diễn ra lẻ tẻ. Về tổ chức, chỉ có duy nhất 1/25 cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra là có sự lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ (cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 8/1925). => Phong trào công nhân nước ta giai đoạn này vẫn còn dừng ở trình độ tự phát. - Thời kỳ tự giác 1925 – 1929 ● Ngay trong năm 1926, hàng loạt các cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ ở Bắc Kỳ đã nổ ra. Tiêu biểu là những cuộc bãi công đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy bia rượu Hà Nội-Hà Đông, xi măng Hải Phòng… công nhân đã đấu tranh đòi cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, chống đánh đập sa thải thợ. Ngoài ra, còn phải kể đến 2 cuộc đấu tranh với quy mô lớn của các đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng ở phía Nam. ● Năm 1927, được tiếp nối bằng hàng chục cuộc đấu tranh khác của giai cấp công nhân nổ ra trên phạm vi cả nước. ● Đỉnh cao của phong trào đấu tranh giai đoạn này là vào những năm 1928-1929, có hơn 40 cuộc đấu tranh của công nhân. Sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng của phong trào công nhân đã đưa đến một kết quả tất yếu là sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam trong năm 1929: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (07/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929) ⮚ So với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân giai đoạn trước, thời kỳ này phong trào đấu tranh của công nhân nước ta đã có bước chuyển biến rõ rệt: ▪ Nếu như trước đó công nhân mới chỉ quan tâm đến mục tiêu kinh tế đòi giới chủ phải thỏa mãn một số yêu cầu do công nhân đưa ra trong lĩnh vực cải thiện đời sống thì nay phong trào đã tiến lên kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh kinh tế với mục tiêu đấu tranh chính trị. ▪ Nếu như giai đoạn trước các cuộc đấu tranh thường nổ ra lẻ tẻ, quy mô nhỏ hẹp thì nay các cuộc đấu tranh của công nhân đã diễn ra một cách liên tục và có quy mô lớn, phong trào đã vượt ra khỏi phạm vi một nhà máy xí nghiệp để hình thành thế liên kết ngành, liên kết địa phương. Theo đó, sức mạnh của phong trào công nhân đã tăng lên gấp bội.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.