288 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM GREEN LOGISTICS DEVELOPMENT IN VIET NAM TRỊNH THỊ THU HƯƠNG1*, TRẦN THỊ THU HƯƠNG2 , NGUYỄN NGỌC THUYÊN3 1Trường Đại học Ngoại thương, 2Trường Đại học Thương mại, 3Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải *Email liên hệ:
[email protected] Tóm tắt Bài nghiên cứu trình bày một số vấn đề khái quát chung về logistics xanh, bao gồm cả tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển logistics xanh. Đồng thời, thông qua khảo sát 115 doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sản xuất, nghiên cứu phân tích thực trạng logistics xanh tại Việt Nam trên các khía cạnh: chính sách, pháp luật liên quan đến logistics xanh và quá trình xanh hoá các hoạt động logistics như vận tải, kho bãi, đóng gói.... Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ cung cấp một số hiểu biết sâu sắc cho các bên liên quan về logistics xanh và phát triển logistics xanh, cùng với một số kiến nghị nhằm phát triển logistics xanh tại Việt Nam. Từ khóa: Logistic, logistics xanh, Việt Nam. Abstract The paper presents an overview of green logistics, including its evaluation criteria, and factors affecting the green logistics development. Additionally, through a survey of 115 logistics service providers and manufacturers, the paper analyzes the current state of green logistics in Viet Nam across various aspects, such as policies, laws related to green logistics, and the greening of logistics activities like transportation, warehousing, packaging, etc. The paper findings are expected to provide stakeholders with deep insights into green logistics and its development, along with some policy recommendations for advancing green logistics in Viet Nam. Keywords: Logistics, green logistics, Viet Nam. 1. Mở đầu Thuật ngữ “logistics xanh” bắt đầu được đề cập từ những năm 1980. Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra khái niệm logistics xanh dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Zhang và Zheng (2010) định nghĩa logistics xanh là “thực hiện các hoạt động quản lý nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu khách hàng và mục tiêu phát triển xã hội, kết nối cung và cầu xanh, vượt qua các trở ngại về không gian, thời gian để đạt được hiệu quả trong cung cấp hàng hoá và dịch vụ”. Wu và Dunn (1995) cho rằng logistics xanh là “hệ thống logistics có trách nhiệm với môi trường, bao gồm cả logistics ngược (reverse logistics) nhằm xử lý chất thải và tái chế”. Lee và Klassen (2008) với cách tiếp cận vi mô thì cho rằng “Logistics và quản lý chuỗi cung ứng xanh có thể được hiểu là việc tổ chức các hoạt động logistics có tính đến vấn đề về môi trường và tích hợp nó vào quản lý chuỗi cung ứng nhằm thay đổi tác động tới môi trường của các nhà cung cấp và khách hàng”. Các định nghĩa về logistics xanh đều có một điểm chung, đó là nhấn mạnh vào những nỗ lực và biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động logistics, từ đó đạt tới sự cân bằng bền vững giữa ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường (Sbihi & Eglese, 2009). Ba mục tiêu này không loại trừ nhau mà là củng cố lẫn nhau. Tại Việt Nam, khái niệm logistics xanh vẫn còn tương đối mới và chưa thống nhất. Trong Báo cáo Logistics Việt Nam 2022, logistics Hình 1. Khung phát triển logistics xanh
289 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) xanh được hiểu là “hoạt động logistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường”. Mục đích của bài nghiên cứu này là cung cấp một số hiểu biết sâu sắc về logistics xanh và phát triển logistics xanh. Phân tích thực trạng logistics xanh tại Việt Nam được kết hợp với dữ liệu số cấp từ khảo sát 115 doanh nghiệp. Từ đó nhóm nghiên cứu đề xuất và khẳng định việc tiếp tục một số giải pháp nhằm phát triển logistics xanh tại Việt Nam từ góc độ vi mô cũng như vĩ mô. Ngoài phần mờ đầu và kết luận, bài viết gồm 4 phần chính như dưới đây. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng là sách, bài viết, báo cáo... được công bố trong và ngoài nước để tổng hợp các nội dung lý thuyết liên quan đến khái niệm, nội dung, nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá phát triển logistics xanh tại doanh nghiệp (DN). Song song đó, nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát doanh nghiệp, được thực hiện vào tháng 10/2022. Mục tiêu của cuộc khảo sát là thu thập dữ liệu về thực trạng logistics xanh tại Việt Nam. Phiếu khảo sát bao gồm 16 câu hỏi được thiết kế thành 4 phần. Trong đó, Phần 1 thu thập các thông tin chung về DN (tên doanh nghiệp, năm thành lập, địa điểm kinh doanh, quy mô nhân lực); Phần 2 thu thập thông tin về thực trạng phát triển logistics xanh tại DN (chiến lược, hệ thống quản lý môi trường và các giải pháp về kho bãi xanh, vận tải xanh, bao bì xanh, logistics ngược); Phần 3 thu thập ý kiến đánh giá của DN về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển logistics xanh; Phần 4 là câu hỏi liên quan đến đánh giá của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển logistics xanh tại Việt Nam. Phiếu khảo sát sử dụng thang Likert 5 mức độ, với 1 là mức thấp nhất và 5 là mức cao nhất. Đã có 115 doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất thương mại tại Việt Nam tham gia trả lời khảo sát theo hình thức trực tiếp và trực tuyến (Google form). Đặc điểm của các DN trong mẫu khảo sát được trình bày trong Hình 2, Hình 3 và Hình 4 dưới đây. Từ cơ sở lý thuyết về logistics xanh và kết quả khảo sát DN, nhóm tác giả đã phân tích thực trạng phát triển logistics xanh tại Việt Nam; những thuận lợi và khó khăn trong phát triển logistics xanh, các nhân tố tác động đến phát triển logistics xanh nhằm đưa ra đề xuất chính sách phù hợp. 3. Khái quát chung về phát triển logistics xanh 3.1. Nội dung phát triển logistics xanh Phát triển logistics xanh tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp giúp xanh hoá các hoạt động logistics, bao gồm: xanh hóa hoạt động vận tải, xanh hóa hoạt động kho bãi, xanh hóa hoạt động đóng gói, xanh hoá hệ thống thông tin và phát triển logistics ngược. - Xanh hóa hoạt động vận tải Vận tải là hoạt động logistics gây ô nhiễm lớn đối với môi trường. Có hai yếu tố chính của vận tải ảnh hưởng đến môi trường là (i) hệ thống mạng lưới giao thông và (ii) hoạt động của các phương tiện vận tải. Các phương tiện vận tải sử dụng nhiều nhiên liệu và đồng thời thải ra môi trường khí thải độc hại, đặc biệt là tiếng ồn và ùn tắc giao thông. - Xanh hóa hoạt động kho bãi Thiết kế và vận hành kho ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sử dụng năng lượng của kho. Ngoài ra, lựa chọn sử dụng các trang thiết bị tại kho thân thiện với môi Hình 2. Năm thành lập của các DN khảo sát 22,2% 28,9% 20,0% 13,3% 15,6% Dưới 5 năm Từ 5 đến dưới 10 năm Từ 10 đến dưới 15 năm Từ 15 đến dưới 20 năm Trên 20 năm Hình 3. Phân bố địa lý của các DN khảo sát Hình 4. Quy mô lao động của các DN khảo sát 69,0% 4,2% 26,8% Miền Bắc Miền Trung Miền Nam 6,3% 33,3% 31,3% 8,3% 6,3% 14,5% Dưới 10 lao động Từ 10 đến 49 lao động Từ 50 đến 99 lao động Từ 100 đến 199 lao động Từ 200 đến 300 lao động Trên 300 lao động
290 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) trường cũng giảm tác động tiêu cực đến môi trường. - Xanh hóa hoạt động đóng gói Đóng gói sản phẩm phù hợp, sử dụng vật liệu bao bì tái chế, tối ưu hoá sắp xếp hàng sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí. Công nghệ đóng gói mới sẽ giúp giảm thiểu tổn thất của sản phẩm trong quá trình vận chuyển, đồng thời giảm tác động đến môi trường. - Xanh hoá hệ thống thông tin Số hóa dữ liệu không chỉ giúp thuận tiện cho việc tra cứu và quản lý thông tin mà còn giảm thiểu in ấn, đồng nghĩa với giảm tác hại đến môi trường. Không những thế, hệ thống thông tin hoàn hảo có thể tăng mức độ xanh hóa logistics bằng cách cung cấp thông tin thời gian thực, từ đó giúp vận hành chính xác, tối ưu hoạt động. Đặc biệt, mạng lưới liên kết thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan chuyên ngành sẽ giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế việc đi lại góp phần giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. - Phát triển logistics ngược Phát triển logistics ngược bao gồm hai hoạt động chính là thu hồi, tái sử dụng nguyên liệu, sản phẩm, bao bì và quản lý chất thải. Hoạt động logistics ngược góp phần bảo vệ môi trường, mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thông qua việc khai thác, tận dụng giá trị còn lại của sản phẩm và thải bỏ chất thải một cách có trách nhiệm để bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên. 3.2. Một số tiêu chí đánh giá mức độ xanh hoá hoạt động logistics tại doanh nghiệp Để đánh giá mức độ xanh hoá hoạt động logistics tại DN cần căn cứ đồng thời cả các tiêu chí mang tính tổng quát liên quan chiến lược, chính sách và hệ thống quản lý môi trường đến các tiêu chí đo lường, đánh giá mức độ xanh hoá của từng hoạt động logistics. Dưới đây là bảng tổng hợp một số tiêu chí đánh giá Bảng 1. Chỉ tiêu đánh giá logistics xanh tại DN STT Chỉ tiêu đánh giá Chiến lược, chính sách chung của doanh nghiệp 1 Ban hành chiến lược, chính sách liên quan đến an toàn môi trường 2 Áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 3 Ban hành quy định, quy trình ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm 4 Có mục tiêu về giảm khí thải trong mục tiêu kinh doanh của DN Kho bãi 5 Sử dụng năng lượng tái tạo tại nhà kho 6 Sử dụng thiết bị, phương tiện thân thiện với môi trường trong nhà kho 7 Ứng dụng công nghệ để tối ưu hoá hoạt động kho hàng 8 Ban hành quy trình xử lý chất thải 9 Có hợp đồng ký kết với công ty xử lý chất thải chuyên nghiệp Vận tải 10 Sử dụng phương tiện đường thuỷ, đường sắt thay thế phương tiện vận tải đường bộ 11 Sử dụng phương tiện có độ tuổi thấp và đáp ứng tiêu chuẩn Euro 4 trở lên 12 Có quy trình / quy định về bảo dưỡng phương tiện vận tải định kỳ 13 Thay thế phương tiện chạy bằng xăng dầu sang phương tiện chạy bằng điện, nhiên liệu sinh học... 14 Giảm tỷ lệ phương tiện chạy rỗng chiều về 15 Có quy trình ứng phó với sự cố môi trường trong quá trình vận tải 16 Ứng dụng công nghệ để tối ưu hoá vận chuyển (ví dụ phần mềm TMS) Đóng gói bao bì 17 Sử dụng bao bì làm bằng nguyên liệu có khả năng tái chế, tái sử dụng 18 Có giải pháp tối ưu hoá hoạt động đóng gói sản phẩm Hệ thống thông tin logistics 19 Sử dụng hệ thống thông tin điện tử thay thế văn bản, chứng từ 20 Đơn giản hoá thủ tục hành chính để đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá Logistics ngược 21 Có hệ thống thu hồi sản phẩm, bao bì đóng gói 22 Có hệ thống xử lý sản phẩm, bao bì đóng gói, chất thải
291 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) mức độ xanh hóa logistics tại DN trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu đã công bố trước đây và kết quả khảo sát DN. 3.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển logistics xanh - Cơ chế, chính sách Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Chính phủ có tác động rất lớn trong việc thúc đẩy, tạo điều kiện để DN theo đuổi phát triển logistics xanh, có thể kể tới các ưu đãi về thuế, vay vốn, đầu tư.... Năng lực quản trị xanh của chính phủ, mức độ tiếp cận của DN đối với chính sách logistics xanh, khả năng giám sát của xã hội và tốc độ phát triển của ngành dịch vụ logistics là các căn cứ chính để hoàn thiện hệ thống chính sách về logistics xanh. - Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, trung tâm logistics Sự cải tiến động cơ của các nhà sản xuất phương tiện vận tải hoặc thay thế nhiên liệu hoá thạch bằng nhiên liệu thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, dầu diesel sinh học... là những giải pháp quan trọng nhằm giảm nhiên liệu tiêu thụ cũng như lượng khí thải ra môi trường. Quy hoạch mạng lưới giao thông, kho bãi phù hợp với mục tiêu, tính chất và điều kiện từng địa phương, từng đô thị cũng sẽ đem lại hiệu quả tốt cho sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và hệ thống logistics xanh nói riêng. - Trình độ phát triển công nghệ thông tin Mức độ hiện đại và thông suốt của hệ thống công nghệ thông tin quyết định sự nhanh hay chậm của hoạt động logistics (Fisher, 1997). Không những thế, hạ tầng công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng đối với phát triển logistics xanh, giúp kết nối các DN logistics và DN sử dụng dịch vụ logistics cũng như các trung tâm logistics khu vực và toàn cầu bằng công nghệ thông tin hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường. - Nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics xanh Sự quan tâm của khách hàng đến hàng hoá, dịch vụ thân thiện với môi trường là nhân tố thúc đẩy trực tiếp đến quy trình xanh hóa các hoạt động logistics. Thực tế cho thấy nhiều DN logistics toàn cầu khi thuê ngoài dịch vụ cũng yêu cầu tiêu chuẩn khí thải đối với các DN logistics thứ ba. - Nguồn nhân lực logistics Cũng như các lĩnh vực khác, nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng cho phát triển logistics xanh. Sự quyết tâm của nhà quản trị cấp cao cũng như yêu cầu về một đội ngũ nhân lực không chỉ giỏi nghiệp vụ mà còn có hiểu biết về phát triển xanh, tiết kiệm và tối ưu mọi nguồn lực sẽ là chìa khoá để triển khai thành công các chiến lược và kế hoạch phát triển logistics xanh từ góc độ vi mô cũng như vĩ mô. 4. Kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển logistics xanh tại Việt Nam 4.1. Các quy định và chính sách liên quan đến phát triển logistics xanh của Việt Nam Là một trong 6 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn thể hiện trách nhiệm và tiên phong thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Cụ thể, Việt Nam đã ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu năm 1992, phê chuẩn năm 1994; ký Nghị định thư Kyoto năm 1998 và phê chuẩn năm 2002. Việt Nam đã đệ trình các Đóng góp do quốc gia tự xác định (INDC) vào năm 2015; đã ký và thông qua Thỏa thuận Paris năm 2016. Sau khi Thỏa thuận Paris được thông qua, INDC của Việt Nam đã trở thành đóng góp bắt buộc và có trách nhiệm thực hiện. Ngày 28/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris với 68 nhiệm vụ quan trọng giao cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp thực hiện đến năm 2030. Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), lần đầu tiên Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực trong nước cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, đồng thời cam kết giảm phát thải khí mê-tan 30% vào năm 2030.... Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định 2157/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 do Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Cụ thể hơn nữa, Việt Nam đã có các quy định và chính sách trong các lĩnh vực dưới đây liên quan đến phát triển logistics xanh: - Các quy định và chính sách chung liên quan đến phát triển kinh tế bền vững, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu chung cùng 115 mục tiêu cụ thể và thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.