Nội dung text Ban mo ta HP SLB MD - DULS - YSHPT 2019.pdf
SINH LÝ BỆNH - MIỄN DỊCH Học phần Sinh lý bệnh-Miễn dịch là một môn học ghép giữa hai môn học sinh lý bệnh và miễn dịch học. Sinh lý bệnh là môn học nghiên cứu về những thay đổi chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào trong tình trạng bệnh lý, bao gồm sinh lý bệnh đại cương và sinh lý bệnh các cơ quan. Miễn dịch học đại cương nghiên cứu các khái niệm cơ bản về hệ thống đáp ứng miễn dịch trong cơ thể. 30 tiết 30 tiết 1. Diễn giải được nguyên nhân, điều kiện gây bệnh và bệnh sinh của rối loạn chuyển hóa các chất, cân bằng kiềm toan, muối nước, rối loạn trong viêm, sốt và một số bệnh lý cụ thể trong từng hệ thống cơ quan. 2. Vận dụng được cơ chế sinh bệnh của các hệ cơ quan vào trong hướng chẩn đoán, xử trí điều trị. 3. Hiểu được nguồn gốc, sự tăng trưởng, biệt hóa và chức năng của các tế bào, cơ quan tham gia đáp ứng miễn dịch; đặc tính và tác dụng của kháng nguyên, phân tử globulin miễn dịch, hệ thống bổ thể, sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể. 4. Ứng dụng được sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể vào phân tích kết quả các xét nghiệm miễn dịch 1. Đại cương và các khái niệm cơ bản trong sinh bệnh học. 2. Rối loạn chuyển hóa glucid, lipid và protid; Rối loạn cân bằng kiềm toan; Rối loạn chuyển hóa nước-điện giải 3. Sinh lý bệnh quá trình viêm; Rối loạn điều hòa thân nhiệt - Sốt. 4. Sinh lý bệnh chức năng hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, gan mật, tiết niệu, hệ thống tạo máu và nội tiết. 5. Đại cương về miễn dịch học; Hệ thống tổ chức các cơ quan và tế bào miễn dịch; Kháng nguyên; Kháng thể; Hệ thống bổ thể; Sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể và ứng dụng. Phương pháp dạy: Lý thuyết (thuyết trình; thảo luận nhóm, báo cáo chuyên đề,...). Thực hành cơ sở (hướng dẫn xây dựng mô hình bệnh lý thực nghiệm, quan sát, phân tích kết quả,..). Phương pháp học: tham dự, tự nghiên tài liệu, thảo luận nhóm, làm bài tập cá nhân,... Tài liệu giảng dạy: Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch (2019), Giáo trình Sinh lý bệnh-Miễn dịch, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Tài liệu tự học: Nguyễn Ngọc Lanh (2019), Sinh lý bệnh, Nhà xuất bản Y học; Nguyễn Ngọc Lanh (2014), Miễn dịch học, Nhà xuất bản Y học. 1. Chuyên cần: điểm danh tham dự lớp học (10%) 2. Kiểm tra thường xuyên: tự học (5%); kiểm tra giữa kỳ (5%, trắc nghiệm); kiểm tra thực hành (10%, chạy trạm). 3. Thi kết thúc học phần: 70% (trắc nghiệm, chạy trạm).
DỊ ỨNG LÂM SÀNG Dị ứng lâm sàng là môn học về miễn dịch dị ứng. Đây là một môn học tìm hiểu các khái niệm cơ bản về dị ứng học, các dị nguyên, các phản ứng dị ứng, các bệnh lý dị ứng và cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý dị ứng thường gặp trên lâm sàng. Từ đó, giúp học viên giải thích được cơ chế miễn dịch dị ứng của các bệnh lý dị ứng và trên cơ sở đó đưa ra những nguyên tắc điều trị bệnh lý dị ứng lâm sàng. 18 tiết 1. Liệt kê được các khái niệm về dị nguyên, phản ứng dị ứng và bệnh dị ứng. 2. Diễn giải được cơ chế bệnh sinh của bệnh lý hen phế quản, dị ứng thuốc, sốc phản vệ, mày đay-phù Quinke, viêm da dị ứng tiếp xúc, viêm mạch dị ứng, lupus ban đỏ hệ thống và xơ cứng bì. 3. Vận dụng được cơ chế sinh bệnh của các bệnh lý miễn dịch vào trong hướng chẩn đoán, xét nghiệm, xử trí điều trị. 4. Tư vấn được các trường hợp lâm sàng, xét nghiệm, điều trị và dự phòng các trường hợp dị ứng lâm sàng và bệnh lupus ban đỏ, xơ cứng bì. 1. Đại cương về phản ứng dị ứng và bệnh dị ứng 2. Dị nguyên 3. Hen phế quản 4. Dị ứng thuốc 5. Sốc phản vệ 6. Mày đay-phù Quinke 7. Dị ứng thức ăn 8. Viêm da tiếp xúc dị ứng 9. Viêm mao mạch dị ứng 10. Lupus ban đỏ hệ thống 11. Xơ cứng bì Phương pháp dạy: Lý thuyết (thuyết trình; thảo luận nhóm, báo cáo chuyên đề,...). Phương pháp học: tham dự, tự nghiên tài liệu, thảo luận nhóm, làm bài tập cá nhân,... Tài liệu giảng dạy: Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch (2015), Giáo trình Dị ứng lâm sàng, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Tài liệu tự học: Nguyễn Năng An (2007), Nội Bệnh Lý (phần Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng), Nhà xuất bản Y học; Phan Quang Đoàn (2009), Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 1. Chuyên cần: điểm danh tham dự lớp học (10%). 2. Kiểm tra thường xuyên: tự học (10%); kiểm tra giữa kỳ (10%, trắc nghiệm). 3. Thi kết thúc học phần: 70% (trắc nghiệm, chạy trạm).
Y SINH HỌC PHÂN TỬ Y sinh học phân tử là một môn học nghiên cứu các thành phần cấu trúc tế bào ở cấp độ phân tử, tập trung vào các khía cạnh về cấu trúc, sự sao chép, phiên mã và sinh tổng hợp protein bên trong tế bào. Trên cơ sở đó, môn học này giúp người học hiểu được nguyên lý của các kỹ thuật sinh học phân tử và nhận thức được tầm quan trọng của các xét nghiệm sinh học phân tử được ứng dụng trong lĩnh vực y dược học 18 tiết 30 tiết 1. Diễn giải được cấu trúc và chức năng của các đại phân tử sinh học; sự sao chép DNA, phiên mã RNA và sinh tổng hợp protein. 2. Hiểu được các nguyên lý cơ bản của các bước trong kỹ thuật sinh học phân tử: chuẩn bị mẫu bệnh phẩm, ly trích nucleic acid và kỹ thuật PCR. 3. Thực hiện được các bước trong kỹ thuật sinh học phân tử: chuẩn bị mẫu bệnh phẩm, ly trích nucleic acid và kỹ thuật PCR. 4. Vận dụng được các kiến thức Y sinh học phân tử trong diễn giải kết quả xét nghiệm sinh học phân tử. 5. Tư vấn được các trường hợp bệnh lý từ kết quả xét nghiệm sinh học phân tử 1. Nhập môn sinh học phân tử 2. Các đại phân tử sinh học: nucleic acid, protein 3. Sao chép DNA 4. Sự phiên mã và mã di truyền 5. Sinh tổng hợp protein 6. Ứng dụng sinh học phân tử trong y dược 7. Các phương pháp chuẩn bị mẫu và ly trích nucleic acid 8. Kỹ thuật PCR cổ điển Phương pháp dạy: Lý thuyết (thuyết trình; thảo luận nhóm, báo cáo chuyên đề,...). Thực hành kỹ thuật SHPT tại PXN Phương pháp học: tham dự, tự nghiên tài liệu, thảo luận nhóm, làm bài tập cá nhân,... Tài liệu giảng dạy: Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch (2014), Giáo trình Y sinh học phân tử, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Tài liệu tự học: Nguyễn Văn Thanh (2009), Sinh học phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục; Tạ Thành Văn (2010), PCR và một số kỹ thuật Y sinh học phân tử, Nhà xuất bản Y học. 1. Chuyên cần: điểm danh tham dự lớp học (10%) 2. Kiểm tra thường xuyên: tự học (5%); kiểm tra giữa kỳ (5%, trắc nghiệm); kiểm tra thực hành (10%, chạy trạm). 3. Thi kết thúc học phần: 70% (trắc nghiệm, chạy trạm).