Nội dung text Lớp 10. Đề thi cuối kì 1 (đề số 9) - FORM MỚI.Image.Marked.pdf
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 9 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phân tử nào dưới đây chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. O2. B. NaCl. C. AlCl3. D. Na2O. Câu 2. Phân lớp nào sau đây đã bão hòa electron? A. p 3 . B. s 1 . C. d 6 . D. f 14 . Câu 3. Ion M3+ có cấu tạo lớp vỏ electron ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí của nó trong bảng tuần hoàn là A. ô 8, chu kì 2, nhóm VIIIA. B. ô 7, chu kì 2, nhóm VA. C. ô 11, chu kì 3, nhóm IIIA. D. ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA. Câu 4. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều A. tăng dần của nguyên tử khối. B. giảm dần của số neutron. C. tăng dần của số khối. D. tăng dần của điện tích hạt nhân. Câu 5. Cho các nguyên tố thuộc chu kì 3 theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử: Si, P, S và Cl. Hydroxide có tính acid mạnh nhất là A. H2SO4. B. HClO4. C. H3PO4. D. H2SiO3. Câu 6. Hợp chất ion thường có tính chất nào sau đây? A. Nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Ít tan trong nước. C. Dung dịch không dẫn điện. D. Rắn chắc nhưng khá giòn. Câu 7. Hợp chất nào sau đây chỉ chứa ion đơn nguyên tử? A. K2SO4. B. NH4Cl. C. BaCl2. D. Zn(NO3)2. Câu 8. Chất nào sau đây có liên kết ba trong phân tử? A. O2. B. Cl2. C. N2. D. NH3. Câu 9. Trong phân tử ethanol (CH3CH2OH), số nguyên tử hydrogen tham gia vào liên kết hydrogen là A. 1. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 10. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm IVA. Phát biểu nào sau đây đúng về X? A. Nguyên tử X có 8 proton. B. Lớp ngoài cùng có 2 electron. C. Là nguyên tố phi kim. D. Oxide cao nhất có tính base. Câu 11. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở nhóm IA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là A. XO. B. XO2. C. X2O. D. X2O3. Câu 12. Cho các phát biểu sau về liên kết hóa học: (a) Liên kết hydrogen bền hơn liên kết cộng hóa trị. (b) Các nguyên tử sau khi hình thành liên kết thì bền hơn trước khi hình thành liên kết. (c) Năng lượng liên kết càng cao thì liên kết đó càng khó phân hủy. (d) Sự xen phủ song song giữa hai orbital vuông góc với trục là liên kết π. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 13. Để đạt cấu hình bền của khí hiếm tương ứng, nguyên tử của nguyên tố florine (Z = 9) cần phải A. nhận thêm 2 electron. B. nhường 2 electron. C. nhận thêm 1 electron. D. nhường 1 electron. Câu 14. Liên kết cho nhận là A. cặp e chung do một nguyên tử đóng góp. B. nguyên tử này nhường hẳn electron cho nguyên tử kia. Mã đề thi: 999
a. Khi hình thành liên kết thì độ dài liên kết đơn giữa hai nguyên tử hydrogen là 74 pm. b. Để phá vỡ liên kết của một phân tử hydrogen cần một năng lượng tối thiểu là 7,24.10–19 J (cho NA = 6,022.1023). c. Hai nguyên tử hydrogen càng xa nhau thì càng thuận lợi về mặt năng lượng. d. Phân tử hydrogen là một phân tử phân cực, cặp electron chung nằm giữa hai nguyên tử. Câu 4. Nguyên tử X có tổng số electron thuộc phân lớp p là 6, nguyên tử Y có 4 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài cùng, electron cuối cùng điền vào phân lớp s. Biết rằng X và Y thuộc hai nhóm liên tiếp. a. Liên kết trong phân tử oxide cao nhất của X là liên kết cộng hóa trị không phân cực. b. Hydroxide của X khi tan trong nước tạo dung dịch có tính base mạnh. c. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 3 lớp electron và có 2 electron độc thân. d. Y là kim loại mạnh, còn X là phi kim mạnh. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Xét bốn nguyên tố với cấu hình electron hóa trị tương ứng là: (1) [Ne]3s23p1, (2) [Ne]3s23p3, (3) [Ar]3d34s2 và (4) [Ar]3d104s24p3. Trong bốn nguyên tố này, nguyên tố nào thuộc nhóm B? Câu 2. Cho các phân tử: NaCl, CO2, Cl2, H2O và C2H2. Có bao nhiêu phân tử không phân cực? Câu 3. Cho biết tổng số electron trong anion 2 AB3 − là 42. Trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng số neutron. Số khối của A là bao nhiêu? Câu 4. Có bao nhiêu tính chất hoặc đại lượng vật lí nào sau đây, biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử? (1) bán kính nguyên tử; (2) tổng số electron; (3) tính kim loại, tính phi kim; (4) số electron lớp ngoài cùng; (5) độ âm điện; (6) nguyên tử khối; (7) tính acid, base của oxide và hydroxide; (8) hóa trị của các nguyên tố. Câu 5. Tổng số cặp electron dùng chung có trong phân tử CH2O là bao nhiêu? Câu 6. X là hợp chất oxide có hóa trị cao nhất của nguyên tố R, là hợp chất trung gian điều chế ra acid quan trọng nhất trong ngành công nghiệp hóa chất. Y là hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R, có vai trò quan trọng trong hóa học phân tích trong phân tích vô cơ định tính các ion kim loại. Tỉ khối hơi của X so với Y là 2,353. Hóa trị của R trong X gấp 3 lần hóa trị của R trong Y. Xác định nguyên tử khối của R (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 9 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 10 C 2 D 11 C 3 D 12 A 4 D 13 C 5 B 14 A 6 D 15 A 7 C 16 A 8 C 17 B 9 A 18 B Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a S 3 a Đ b S b S c S c S d Đ d S 2 a Đ 4 a S b Đ b Đ c Đ c S d Đ d S Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 3 4 6 2 4 5 4 3 48 6 32