Nội dung text Chủ đề 1 - CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN - HS.docx
CHUYÊN ĐỀ 4 : DÒNG ĐIỆN MẠCH ĐIỆN Chủ đề 1 – CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I – TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Cường độ dòng điện : - Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là độ lớn của điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong một đơn vị thời gian, càng lớn thì dòng điện chạy qua càng mạnh. - Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức: Với đơn vị của cường độ dòng điện là A, của điện lượng là C, của thời gian là s. - Từ công thức trên ta có: Δq = I.Δt. - Đơn vị điện lượng C được định nghĩa là tổng điện lượng của các hạt mang điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1s bởi dòng điện có cường độ 1A, hay 1C = 1As. 2. Dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại : - Electron tự do trong kim loại có thể chuyển động tự do. - Khi dây dẫn kết nối với nguồn điện thì trong dây dẫn xuất hiện điện trường. - Các electron mang điện tích âm dịch chuyển ngược chiều với hướng của điện trường, tạo ra dòng điện. - Chiều dòng điện trong mạch được quy ước từ cực dương đến cực âm của nguồn điện. - Trong kim loại, dòng điện được tạo ra bởi các electron dịch chuyển ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện. 3. Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện - Nếu gọi: + S: diện tích tiết diện thẳng của dây dẫn. + n: mật độ hạt mang điện (số electron tự do trong một đơn vị thể tích của dây dẫn). + v: tốc độ dịch chuyển có hướng của electron. + e: độ lớn điện tích của electron. - Số electron chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian At là: N = nSv.Δt. - Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn là: Δq = N e = Snve.Δt.
- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại được tính bằng công thức: I = Snve. II – BÀI TẬP ÔN LÍ THUYẾT A – BÀI TẬP ĐIỀN KHUYẾT Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: a. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là độ lớn của ……………….. chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong một đơn vị …………… b. Cường độ dòng điện càng ……… thì dòng điện chạy qua càng…………. c. Đơn vị điện lượng C được định nghĩa là ………………của các hạt mang điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong ……….. bởi dòng điện có cường độ ………. d. …………..tự do trong kim loại có thể chuyển động tự do. e. Chiều dòng điện trong mạch được quy ước từ ………… đến ………..của nguồn điện. f. Trong kim loại, dòng điện được tạo ra bởi các electron ………….với chiều quy ước của …… B – BÀI TẬP NỐI CÂU Câu 2: Hãy nối những kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B CỘT A CỘT B Δq = I.Δt I = Δq/Δt I = Snve N = nSv.Δt Công thức xác định cường độ dòng điện Công thức xác định điện lượng Số electron chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại
C – BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 3: Vì sao khi chưa có điện trường ngoài, các hạt tải điện trong dây dẫn chuyển động nhiệt không ngừng với tốc độ cỡ 10 6 m/s mà không có dòng điện trong dây dẫn? Câu 4: Nêu ý nghĩa vật lí của cường độ dòng điện? Để biểu diễn cường độ dòng điện ta sử dụng đơn những đơn vị nào? Câu 5: Cho biết - dòng điện không đổi, cường độ: I - diện tích tiết diện không đổi: S - mật độ hạt tải điện trong dây dẫn: n - điện tích của mỗi hạt tải điện: q - khoảng thời gian điện tích dịch chuyển: - chiều dài đoạn dây dẫn: + Xây dựng công thức tính vận tốc trôi của các hạt tải điện Câu 6: Trình bày khái niệm vận tốc trôi của hạt tải điện Câu 7: Dòng điện không đổi là dòng điện một chiều. Nhưng ngược lại thì không đúng. Có những dòng điện không đổi chiều nhưng lại có cường độ thay đổi, ví dụ như xung điện một chiều trong vật lí trị liệu. Hãy tìm hiểu thêm về đặc điểm của xung điện một chiều. Câu 8: Trên một thiết bị dùng để nạp điện cho điện thoại di động có ghi thông số 10000 mA.h. Thông số 10000 mA.h cho biết điều gì?
D – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT Câu 1: (SBT-CTST) Một proton và một electron đang bay theo phương ngang, cùng vận tốc dọc theo hướng từ tây sang đông tương ứng với hai dòng điện A. cùng chiều từ tây sang đông. B. ngược chiều và khác độ lớn dòng điện. C. cùng chiều từ đông sang tây. D. ngược chiều và cùng độ lớn dòng điện. Câu 2: (SBT-CTST) Chiều dòng điện qui ước là chiều dịch chuyển có hướng của các: A. electron B. neutron C. điện tích âm D. điện tích dương Câu 3: (SBT-KNTT) Dòng điện trong kim loại là A. dòng dịch chuyển của điện tích. B. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do. C. dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện. D. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm. Câu 4: Ngoài đơn vị là ampe (A), cường độ dòng điện có thể có đơn vị là A. Jun (J). B. Giây trên culông (s/C). C. Vôn (V). D. Culông trên giây (C/s). Câu 5: (SBT-KNTT) Quy ước chiều dòng điện là A. chiều dịch chuyển của các electron. B. chiều dịch chuyển của các ion. C. chiều dịch chuyển của các ion âm. D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương. Câu 6: (SBT-KNTT) Dòng điện không đổi là A. dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian. B. dòng điện có cường độ thay đổi theo thời gian. C. dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây thay đổi theo thời gian. D. dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Câu 7: (SBT-KNTT) Cường độ dòng điện được xác định theo biểu thức nào sau đây? A. B. C. D. Câu 8: (SBT-CTST) Quả cầu kim loại A tích điện dương, quả cầu kim loại B tích điện âm. Nối hai quả cầu bằng một dây đồng thì sẽ có: A. dòng electron chuyển từ B qua A B. dòng electron chuyển từ A qua B C. dòng proton chuyển từ B qua A D. dòng proton chuyển từ A qua B Câu 9: Dòng điện chạy trong mạch có cường độ I. Trong khoảng thời gian t điện lượng q chuyển qua mạch được xác định bằng biểu thức A. q = I.t. B. . C. . D. q = I 2 .t. Câu 10: Câu nào sau đây là sai? A. Trong dây dẫn kim loại, chiều dòng điện ngược chiều chuyển động của các êlectron tự