PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 8. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ , CỨU NƯỚC (1954-1975).docx

Bài 8- Chương trình lớp 12. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ , CỨU NƯỚC (1954-1975) Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau: “Ngay sau Hiệp định Giơnevơ, Mỹ thay chân Pháp, dựng nên chính quyền tay sai đứng đầu là Ngô Đình Diệm (chính quyền Sài Gòn) ở miền Nam Việt Nam. Âm mưu của Mỹ là chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở khu vực này. Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước”. (SGK Lịch sử 12- Bộ KNTT, NXB Giáo Dục, trang 45) a. Sau Hiệp định Giơ nevơ, nước ta đã thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. b. Sau Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam tạm thời chia cắt thành hai miền. c. Sau hiệp định Giơnevơ miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ. d. Hai miền Việt Nam cùng thực hiện mục tiêu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong phạm vi cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau: “Tháng 1-1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Nghị quyết đã thổi bùng lên phong trào Đồng khởi (1959-1960)…. Tháng 7-1973, Hội nghị Ban Chấp hành Trương ương Đảng lần thứ 21 đã nhấn mạnh: Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận.” (SGK Lịch sử 12- Bộ KNTT, NXB Giáo Dục, trang 46, 51). a. Quyết định của Đảng trong hội nghị lần thứ 15, Ban Chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam là nguyên nhân quyết định dẫn đến phong trào Đồng khởi (1959-1960).
b. Trước hội nghị 15 của Đảng, nhân dân miền Nam chỉ sử dụng hình thức đấu tranh bằng bạo lực. c. Hội nghị 21 của Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định chủ trương sử dụng bạo lực của cách mạng miền Nam, chấm dứt thời kì đấu tranh hòa bình. d. Hội nghị 15 và hội nghị 21của Đảng đều khẳng định con đường bạo lực của cách mạng miền Nam. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu “Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm. Thắng lợi này đồng thời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, mở ra vùng giải phóng rộng lớn, đưa đến việc thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960), thúc đẩy lực lượng vũ trang cách mạng phát triển.” (SGK Lịch sử 12- Bộ KNTT, NXB Giáo Dục, trang 47). a. Phong trào Đồng khởi (1959-1960) đã làm thất bại chính sách thực dân mới của Mỹ. b. Phong trào Đồng khởi đưa đến sự ra đời Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của Việt Nam. c. Phong trào Đồng khởi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam. d. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi khẳng định chủ trương của Đảng ta đối với cách mạng miền Nam là đúng đắn. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau: ‘Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là dùng người Việt đánh người Việt” (SGK Lịch sử 12- Bộ KNTT, NXB Giáo Dục, trang 47). a. Chiến tranh đặc biệt dựa vào tiềm lực quân sự Mỹ. b. Chiến tranh đặc biệt được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn. c. Chiến tranh đặc biệt được tiến hành bằng quân viễn chinh Mỹ. d. Âm mưu của Chiến tranh đặc biệt là dùng người Việt đánh người Việt.
Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau: “Chiến tranh đặc biệt là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là dùng người Việt đánh người Việt… Chiến lược “Chiến tranh cục bộ được bắt đầu từ giữa năm 1965, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.” (SGK Lịch sử 12- Bộ KNTT, NXB Giáo Dục, trang 47, 48). a. Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ giống nhau về lực lượng tiến hành. b. Chiến tranh cục bộ thực chất là Mỹ hóa cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. c. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt giống nhau về loại hình chiến tranh. d. Lực lượng tiến hành chiến tranh cục bộ là quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau: “Sau thất bại của chiến lược ‘Chiến tranh cục bộ”, Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần của Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy. Triển khai chiến lược này, quân Mỹ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của quân Mỹ trên chiến trường, đồng thời tăng cường lực lượng cho quân đội Sài Gòn, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.” (SGK Lịch sử 12- Bộ KNTT, NXB Giáo Dục, trang 47, 48). a. Việt Nam hóa chiến tranh được triển khai sau thất bại của Chiến tranh cục bộ. b. Khi triển khai Việt Nam hóa chiến tranh, Mỹ đã rút hết quân và quân đồng minh khỏi chiến tranh. c. Trong Việt Nam hóa chiến tranh, vai trò của quân đội Sài Gòn được tăng cường. d. Việt Nam hóa chiến tranh thực chất là sự tiếp tục âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
Câu 7. Cho đoạn tư liệu: “ Với tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu, quân dân miền Bắc đã chủ động, kịp thời giáng trả ngay từ trận đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai bằng không quân và hải quân của Mỹ ( 16-4-1972), đặc biệt đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm (từ 18 đến 29-12-1972). Thắng lợi này được coi như một trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại bàn hội nghị và kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973).” (SGK Lịch sử 12- Bộ KNTT, NXB Giáo Dục, trang 50). a. Đoạn tư liệu trên đề cập đến cuộc chiến đấu của nhân dân miên Bắc chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ. b. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi quân sự quyết định buộc Mỹ kí hiệp định Pari. c. Hiệp định Pari đã chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương. d. Mỹ đánh phá miền Bắc bằng không quân, hải quân và hỏa lực của quân đội Sài Gòn. Câu 8. Cho đoạn tư liệu: “ Cuối 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch Đường 14-Phước Long. Chiến thắng này cùng những phản ứng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn sau đó cho thấy rõ về sự lớn mạnh, khả năng thắng lớn của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, về khả năng can thiệp bằng quân sự trở lại của Mỹ là rất hạn chế.” (SGK Lịch sử 12- Bộ KNTT, NXB Giáo Dục, trang 51). a. Chiến thắng Phước Long khẳng định khả năng can thiệp bằng quân sự trở lại của Mỹ là rất hạn chế. b. Chiến thắng Phước Long khẳng định thế và lực cũng như khả năng thắng lớn của quân ta. c. Chiến thắng Phước Long cho thấy Mỹ không còn khả năng can thiệp đối với miền Nam Việt Nam. d. Chiến thắng Phước Long là chiến thắng mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 9. Cho đoạn tư liệu sau: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ,

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.