PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 30 TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT _CTST.pdf

CHỦ ĐỀ 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT BÀI 29: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 7 I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Về kiến thức - Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật: + Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây; + Dựa vào sơ đồ, hình ảnh phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá cây xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống); + Nêu được vai trò của thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước; + Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; + Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước. - Vận dụng những hiểu biết về trao đổi nước và các chất dinh dưỡng vào thưc tiễn (ví dụ như tưới nước và bón phân hợp lí cho cây). 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật, vận dụng kiến thức vào thực tế trồng trọt, chăm sóc cây xanh. - Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của giáo viên trong khi thảo luận về trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ khi nghiên cứu về trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: + Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây;
+ Dựa vào sơ đồ, hình ảnh phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá cây xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống); + Nêu được vai trò của thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng mở khí khổng trong quá trình thoát hơi nước; + Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; - Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Quan sát và mô tả quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số các yếu tó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật cũng như vận dụng được quá trình này trong đời sóng như không để cây ngoài nắng gắt, tưới nước và bón phân hợp lí,... 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân, tích cực vận dụng hiểu biết về kiến thức bài học vào chăm sóc cây xanh. - Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá. - Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ mòi trường sóng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh tư liệu, hình ảnh SGK. - Video: Trao đổi nước ở thực vật (https://www.youtube.com/watch?v=JFPOxRfsBWQ&ab_channel=SUSU) - Dụng cụ thí nghiệm: cốc thủy tinh, dao nhỏ hoặc kéo, túi nilon to, bình tam giác, cân thăng bằng, quả cận, kính lúp. - Mẫu vật: cây cần tây, 2 cây nhỏ cùng loài, cùng kích cỡ, 2 chậu cây cùng loài. - Hóa chất: nước cất, dầu ăn, 2 loại phẩm màu khác nhau. - Máy chiếu, bảng nhóm Phiếu học tập. Phiếu học tập số 2 Câu 1: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng của cây? Cho ví dụ. ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ Câu 2: Nước, độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng của cây? Cho ví dụ.
................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ Câu 3: Độ pH ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng của cây? Cho ví dụ. ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ Câu 4: Độ tơi xốp, thoáng khí ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng của cây? Cho ví dụ. ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học hợp tác nhóm. - Dạy học trực quan qua tranh hình/ thực hành thí nghiệm - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK. - Kĩ thuật mảnh ghép, phân tích phim video, động não. B.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh đưa ra những hiểu biết ban đầu về việc sử dụng nước và các chất dinh dưỡng của cây. b) Nội dung: - Thực hiện trò chơi “ Thu hoạch cà rốt” - Luật chơi: Trả lời các câu hỏi để thỏ thu hoạch được cà rốt Sản phẩm: Câu trả lời các câu hỏi: Câu 1. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò: A. là nguyên liệu cho quang hợp. B. là dung môi hòa tan khí carbon dioxide. C. làm tăng tốc độ quá trình quan hợp. D. làm giảm tốc độ quá trình quan hợp. Câu 2. Loài thực vật nào sau đây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài?
A. Sen. B. Xương rồng. C. Hoa hồng. D. Ngô. Câu 3. Cây trồng hấp thu các chất khoáng chủ yếu dưới dạng: A. Tinh thể. B. Các hợp chất hữu cơ. C. Các muối hòa tan. D. Các hợp chất vô cơ. Câu 4. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có: A. nhiệt dung riêng cao. B. tính phân cực. C. liên kết hydrogen giữa các phân tử. D. nhiệt bay hơi cao. Câu 5. Nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ vào gì? A. Lông hút. B. Mạch rây. C. Lông tơ. D. Trụ dẫn. Câu 6. Điền vào chỗ trống: “Nước và muối khoáng từ đất được ...(1)... hấp thụ vào mạch gỗ nhờ ...(2)...., sau đó, được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây.” A. (1) Rễ; (2) mạch rây. B. (1) Rễ; (2) lông hút. C. (1) Lông hút; (2) rễ. D. (1) Mạch rây; (2) rễ. Câu 7. Điền vào chỗ trống: “Khi tế bào hạt đậu trương nước, thành tế bào .....(1).....; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào .....(2)..... A. (1) căng ra làm lỗ khí đóng lại; (2) trở lại bình thường làm lỗ khí mở ra. B. (1) co lại làm lỗ khí mở; (2) trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại. C. (1) căng ra làm lỗ khí mở; (2) trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại. D. (1) co lại làm lỗ khí đóng; (2) trở lại bình thường làm lỗ khí mở ra. Câu 8. Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh nhờ hoạt động: A. điều hòa nhiệt độ bề mặt lá B. đóng mở khí khổng. C. quang hợp. D. trao đổi khí. c) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Thực hiện trò chơi “ Thu hoạch cà rốt” - Luật chơi: Trả lời các câu hỏi để thỏ thu hoạch được cà rốt Học sinh trình bày quan điểm

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.