Nội dung text P3. 3.2. SUY LUẬN KHOA HỌC (18 câu) - Đáp án và lời giải.pdf
ĐAI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 1 (ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 3: TƯ DUY KHOA HỌC 3.2. SUY LUẬN KHOA HỌC 103. A 104. C 105. D 106. A 107. C 108. B 109. B 110. C 111. B 112. B 113. A 114. B 115. B 116. A 117. C 118. B 119. A 120. B PHẦN 3: TƯ DUY KHOA HỌC 3.2. SUY LUẬN KHOA HỌC Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu sau từ câu 103 - 105: Hiện tượng sấm sét thường xuất hiện trong các cơn giông. Cơn giông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thẳng, có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 giờ, trải rộng từ hàng chục đến hàng trăm kilomet. Trên Trái Đất, mỗi năm có khoảng 45 000 cơn giông, và mỗi giây có tới 100 tia chớp do sự phóng điện giữa các đám mây và sự phóng điện giữa các đám mây với mặt đất. Hiện tượng mưa giông ở nước ta có thể xảy ra quanh năm. Vào mùa hè, do thời tiết nóng ẩm nên giông xảy ra thường xuyên hơn vào buổi chiều hoặc buổi chiều tối. Đặc biệt trên các vùng núi hay sông hồ trong những tháng nóng ẩm, giông có thể xuất hiện nhiều và bất thường rất nguy hiểm cho tính mạng con người. Câu 103: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nguyên nhân gây ra sấm sét? A. Do có sự chênh lệch rất lớn về điện thế giữa hai đám mây, hay giữa đám mây với mặt đất. B. Do sự cọ xát giữa các đám mây với nhau làm chúng nóng lên, gây ra sự phóng điện C. Do mưa lớn tạo ra môi trường dẫn điện tốt giữa các đám mây và giữa đám mây với mặt đất D. Do trong cơn giông, gió mạnh đẩy các đám mây va chạm vào nhau gây ra sự phóng điện Đáp án đúng là A Phương pháp giải Phân tích thông tin bài cung cấp. Lời giải Ta có: Cơn giông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thẳng, có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 giờ, trải rộng từ hàng chục đến hàng trăm kilomet. Trên Trái Đất, mỗi năm có khoảng 45 000 cơn giông, và mỗi giây có tới 100 tia chớp do sự phóng điện giữa các đám mây và sự phóng điện giữa các đám mây với mặt đất. Đáp án chính xác là: Do có sự chênh lệch rất lớn về điện thế giữa hai đám mây, hay giữa đám mây
với mặt đất Câu 104: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Giải thích đúng là: A. Vận tốc của ánh sáng nhỏ hơn vận tốc của âm thanh B. Tia chớp đi nhanh hơn tiếng sét. C. Vận tốc của ánh sáng lớn hơn vận tốc của âm thanh D. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được hiện tượng trên Đáp án đúng là C Phương pháp giải Sử dụng kiến thức đã học vận tốc truyền của ánh sáng và âm thanh. Lời giải Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, trong khi đó vận tốc truyền ánh sáng trong không khí là 300.000km/s, chính vì vậy ta thấy tia chớp trước khi ta nghe thấy tiếng sét. Câu 105: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. A. 1360m. B. 240m. C. 170m. D. 1700m. Đáp án đúng là D Phương pháp giải Công thức tính quãng đường: s = vt Lời giải Ta có vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s và thời gian là 5 giây Người đó đứng cách nơi xảy ra sét một khoảng là: s = vt = 340.5 = 1700(m) Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu sau từ câu 106 - 108: Phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen là một phản ứng thuận nghịch, được biểu diễn bằng mũi tên hai chiều N(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g). Chiều thuận của phản ứng là chiều từ trái sang phải
(chiều tổng hợp ammonia), chiều nghịch của phản ứng là chiều từ phải sang trái (chiều phân hủy ammonia). Phản ứng tổng hợp trên không bao giờ xảy ra hoàn toàn vì trong cùng một điều kiện, cả chiều thuận và chiều nghịch của phản ứng đều xảy ra. Đến một thời điểm khi tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch thì phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng. Phản ứng tổng hợp ammonia khó có thể đạt hiệu quả với tại tốc độ trung bình, từ đó cần bổ sung thêm chất xúc tác. Trong khoảng hơn 2 500 hệ xúc tác kim loại, oxide kim loại được thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy bột sắt mịn thể hiện vai trò là chất xúc tác tốt nhất mà không làm thay đổi nồng độ của các chất tại trạng thái cân bằng. Nhờ làm tăng tốc độ của cả phản ứng thuận và phản ứng nghich, chất xúc tác đã đẩy nhanh tốc độ đạt đến trạng thái cân bằng của phản ứng. Do vai trò quan trọng của phản ứng tổng hợp ammonia với đời sống và sản xuất, các nhà khoa học còn tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất lên hiệu suất tổng hợp ammonia được thể hiện qua biểu đồ sau: Câu 106: Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Áp suất càng cao thì hiệu suất tổng hợp ammonia càng cao.