PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHA-2019-196232.pdf

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- Hà Nội - 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ 2019 | PDF | 78 Pages [email protected] QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TƯ, AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH Bùi Anh Dũng
1 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI CỦA CÔNG AN CẤP HUYỆN 1.1. Trật tự, an toàn xã hội 1.1.1. Khái niệm trật tự, an toàn xã hội Thuật ngữ trật tự an toàn xã hội (TTATXH) có nhiều cách hiểu khác nhau;có ý kiến cho rằng đó là sự hoạt động ổn định, hài hòa của các thành phần xã hội; cũng có tác giả tách thuật ngữ “Trật tự an toàn” thành hai vấn đề riêng biệt là “trật tự” và “an toàn” để định nghĩa, chẳng hạn như Nguyễn Lân (2003, tr.16) cho rằng “Trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... An toàn là yên ổn trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn”. Như vậy, TTATXH là trạng thái xã hội có trật tự, có kỷ cương, mà ở đó con ngườicó cuộc sống yên ổn,được quy định bởi các quy phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, pháp lý. Công tác đảm bảo TTATXH là hoạt động giữ gìn trạng thái ổn định, có thứ bậc của xã hội, là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm, TNXHcùng các hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến trạng thái đó. Dưới góc độ đảm bảo ANTT, khái niệm TTATXH được Viện Chiến lược và Khoa học Công an (2005, tr.1182) định nghĩa như sau: “Là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Đấu tranh giữ gìn TTANXH bao gồm: giữ gìn trật tự nơi công cộng; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường... Bảo vệ TTATXH là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường”.
2 Dù đứng ở góc độ nghiên cứu nào, chúng ta cũng thấy có sự thống nhất trong đánh giá về nội hàm của khái niệm TTATXH, điều đó được thể hiện trên những dấu hiệu căn bản sau: - Đó là một trạng thái trật tự, nề nếp, kỷ cương, bình yên của xã hội. - Trạng thái này chỉ đạt tới độ vững chắc khi được thiết lập trên cơ sở sự tự giác tuân thủ quy phạm pháp luật, đạo đức của mọi người trong xã hội. - Là kết quả tổng hợp của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội; công tác quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự, an toàn trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. - Công tác bảo đảm TTATXH là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt. 1.1.2. Vai trò của trật tự, an toàn xã hội Xác định bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), giữ gìn TTATXH liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một chế độ, một đất nước, do dó Ðảng và Nhà nước ta luôn coi đây là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên,xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị (HTCT) đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện của Ðảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân (bao gồm Công an nhân dân (CAND), Quân đội nhân dân (QĐND) là những lực lượng tham mưu, nòng cốt. Nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta lấy việc “ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm nền tảng giữ vững an ninh quốc gia, TTATXH, coi an ninh quốc gia, TTATXH là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội”. Theo đó, TTATXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân và toàn xã hội, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”. Trong bài “Giữ gìn trật tự an ninh” đăng trên Báo Nhân dân số 236 (ngày 9 - 10/10/1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việc giữ gìn trật tự an ninh cũng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân. Mọi người công dân, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ làm việc gì đều có nhiệm vụ giúp
3 chính quyền giữ gìn trật tự an ninh, vì trật tự an ninh trực tiếp quan hệ đến lợi ích bản thân của mọi người”. Từ khi ra đời cùng với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lực lượng CANDđã quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong công tác giữ gìn ANCT, TTATXH.Thực hiện tư tưởng này không chỉ thể hiện được bản chất giai cấp, bản sắc dân tộc và tính quần chúng nhân dân (QCND) trong CAND mà còn chỉ ra phương pháp công tác của Công an, đó là“phải đi đúng đường lối quần chúng”, đồng thời đề cao vai trò của QCND trong đấu tranh chống phản cách mạng và các loại tội phạm khác. Hơn 70 năm công tác và chiến đấu, lực lượng CANDvới tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” đã dũng cảm,kiên cường, ... để giữ gìn ANQG và TTATXH, mục tiêu cuối cùng là bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Do đó, khẩu hiệu “Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui, hạnh phúc của dân làm lẽ sống của mình” đã trở thành phương châm hành động và mục tiêu phấn đấu của mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND. Đồng thời, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của QCND đúng như lời dạy của Bác Hồ: “Quân với dân như cá với nước”, CANDđã tuyên truyền, tổ chức, giáo dục cho nhân dân hiểu được việc giữ gìn ANTT là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi nhà, ... liên quan trực tiếp tới “lợi ích bản thân của mọi người”, nhờ đó quần chúng có ý thức đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ về ANTT bằng việc tích cực tham gia phòng trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh, QCND đã tích cực tham gia, giúp đỡ lực lượng Công an từ công tác trừ gian, giệt phỉ, phản cách mạng trong thời chiến; đếnđấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời bình ... Qua đó, nhân dân phát hiện, tố giác tội phạm... để Công an kịp thời đấu tranh chống lại những hoạt động phá hoại và những hành vi vi phạm pháp luật. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, đồng thời coi nhân dân là “tai mắt”, là “chỗ dựa tin cậy” giúp lực lượng Công an đấu tranh, đập tan mọi âm mưu và hoạt động phá hoại, gây rối của các thế lực thù địch và tội phạm, để bảo vệ vững chắc ANQG, bảo đảm TTATXH càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, là được thực hiện quyền làm chủ của mình trên lĩnh vực bảo vệ ANTT, nhân dân được

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.