PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 25 - CHUẨN CẤU TRÚC MH 2025.pdf

VẬT LÝ KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO (Đề thi có ... trang) Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ....................................................... Số báo danh: ............................................................ PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Chuyển động Brown có thể quan sát được trong các môi trường nào sau đây? A. Chất rắn và chất lỏng. B. Chất rắn và chất khí. C. Chất lỏng và chất khí. D. Chân không và chất rắn. Câu 2: Hai đồng vị 35 15 Cl và 37 15 Cl của chlorine có sự khác nhau về (1) số lượng proton. (2) số lượng neutron. (3) tính chất hóa học. A. Chỉ (1). B. Chỉ (2). C. Chỉ (3). D. Chỉ (1) và (2). Câu 3: Nội năng của một vật phụ thuộc vào A. nhiệt độ và thể tích của vật. B. nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật. C. kích thước trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật. D. tốc độ trung bình và quỹ đạo chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 4: Các đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ duy nhất. B. Các đường sức từ luôn luôn là những đường cong không khép kín. C. Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định. D. Quy ước từ trường mạnh thì vẽ đường sức từ mau và ngược lại. Câu 5: Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân đồng vị phóng xạ theo số khối. Trong các hạt nhân Li,He,Fe và Pb hạt nhân bền vững nhất là A. Li. B. He. C. Fe. D. Pb . Câu 6: Trong trường hợp phát hiện mùi khét hoặc khói từ một thiết bị điện đang sử dụng, bạn nên làm gì? A. Sử dụng nước để dập lửa ngay lập tức. B. Vẫn tiếp tục sử dụng thiết bị cho đến khi hỏng hoàn toàn. C. Vận hành thiết bị ở chế độ cao nhất để kiểm tra. D. Cắt ngay nguồn điện và ngắt thiết bị khỏi ổ cắm. Câu 7: Một cốc thủy tinh bình thường đựng nước đá đặt trên mặt bàn ngoài không khí. Sau một thời gian ta thấy xuất hiện các giọ ̣ t nước bám ở phía ngoài cốc vì lí do nào sau đây? A. Hơi nước ở phía ngoài cốc đã bị bay hơi B. Nước trong cốc bị bay hơi đi ra phía ngoài bám vào thành cốc C. Nước trong cốc ngấm qua thủy tinh đi ra phía ngoài D. Hơi nước ở phía ngoài cốc đã bị ngưng tụ lại bám vào thành cốc Câu 8: Hai hạt  có cùng động năng đang chuyển động hướng về phía trước sau đó bị lệch hướng bởi một hạt nhân vàng. Cho các hình vẽ biểu diễn đường đi của hai hạt  . Biểu diễn đúng là Mã đề thi 025
A. Biểu diễn 1 . B. Biểu diễn 2 . C. Biểu diễn 3 . D. Biểu diễn 4 . Câu 9: Một lượng khí lí tưởng có trạng thái biến đổi theo đồ thị hình bên. Chọn đáp án đúng. A. Giai đoạn từ (1) sang (2) là dãn (thể tích khí tăng) đẳng áp. B. Giai đoạn từ (2) sang (3) là nén đẳng áp. C. Giai đoạn từ (1) sang (2) là nén (thể tích khí giảm) đẳng áp. D. Giai đoạn từ (2) sang (3) là dãn đẳng áp. D. Biểu diễn 4 . Câu 10: Khi nam châm dịch chuyển ra xa ống dây (như hình bên), trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây thì phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm. B. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm. C. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm. D. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm. Câu 11: Ba chất lỏng X, Y và Z có khối lượng bằng nhau được đun nóng riêng rẽ. Đồ thị hình bên biểu diễn sự biến thiên của năng lượng hấp thụ bởi các chất lỏng theo nhiệt độ của chúng. Giả sử x y c ,c và z c lần lượt là nhiệt dung riêng của X, Y và Z . Mối quan hệ nào sau đây là đúng? A. X Y Z c c c = = . B. X Y Z c c c =  . C. X Y Z c c c  = . D. X Y Z c c c  = . Câu 12: Một bình đựng khí Oxygen có thể tích 150 ml và áp suất bằng 450 kPa . Coi nhiệt độ không đổi. Thể tích của khí này là bao nhiêu khi áp suất của khí là 150 kPa ? A. 50 ml . B. 100 ml . C. 300 ml . D. 450 ml . Câu 13: Chất khí có áp suất 5 10 Pa và khối lượng riêng 3 2 kg / m thì có tốc độ căn quân phương của phân tử là A. 224 m / s. B. 129 m / s. C. 387 m / s . D. 435 m / s . Câu 14: Một dây dẫn thẳng có chiều dài 3,0 m mang dòng điện 6,0 A được đặt nằm ngang, hướng của dòng điện tạo với hướng bắc một góc 50 lệch về phía tây. Tại điểm này, cảm ứng từ của từ trường Trái Đất có độ lớn là 4 0,14 10 T −  và hướng bắc. Lực tác dụng lên dây có độ lớn là A. 4 0,28 10 N−  . B. 4 2,5 10 N −  . C. 4 1,9.10 N− . D. 4 1,6.10 N − . Câu 15: Một vòng dây kín có diện tích 2 60dm được đặt trong từ trường đều sao cho vectơ cảm ứng từ song song và cùng chiều với vectơ pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây. Độ lớn cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị trong hình bên dưới. Độ lớn suất điện động cảm ứng sinh ra trong vòng dây bằng bao nhiêu? A. 1,08 V . B. −1,44 V. C. −1,08 V . D. 1,44 V. Câu 16: 210 84 Po là đồng vị phóng xạ phát ra hạt alpha và biến đổi thành hạt nhân chì 206 82 Pb . Biết 210 84 Po có chu kì bán rã là 138,4 ngày. Nếu ban đầu có một mẫu chất 210 84 Po thì sau một năm ( 365 ngày), tỉ số giữa số hạt nhân 206 82 Pb và số hạt nhân 210 84 Po có trong mẫu là bao nhiêu? A. 0,13. B. 1,16. C. 5,22. D. 6,40.
Câu 17: Như hình vẽ, một xi lanh đặt thẳng đứng, piston có tiết diện 2 0,5 m bịt kín một lượng khí, một vật rắn ở bên trong. Ban đầu, khí ở nhiệt độ 7C , piston cách đáy xi lanh 1 m . Đun nóng chất khí đến nhiệt độ 77 C thì piston dâng lên một đoạn 0,2 m . Bỏ qua ma sát và sự thay đổi thể tích vật rắn. Thể tích của vật rắn là A. 3 0, 2 m . B. 3 0,1 m . C. 3 0, 4 m . D. 3 0,05 m . Câu 18: Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 không đổi, rồi dùng vôn kế đo điện áp ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở U2 để xác định tỉ số điện áp 2 1 U U . Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,43 . Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 12 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,45 . Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Để được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp bao nhiêu vòng dây? A. 30 vòng dây. B. 84 vòng dây. C. 100 vòng dây. D. 60 vòng dây. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Khi làm thí nghiệm đun nóng một chất. Kết quả thí nghiệm, một học sinh vẽ được biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất đó theo thời gian như hình bên. a) Tại thời điểm 2 t , chất ở thể lỏng. b) Nhiệt độ nóng chảy của chất là 17 C . c) Tại thời điểm 3 t , chất ở thể rắn và thể lỏng. d) Nhiệt độ sôi của chất này là 115 C . Câu 2: Hình dưới là sơ đồ cấu tạo của một đèn lắc tay không cần pin. Lắc nó trong một thời gian ngắn sẽ tạo ra dòng điện và làm phát sáng bóng đèn. a) Bộ phận chuyển động bên trong đèn là một nam châm vĩnh cửu. b) Khi lắc đèn với tốc độ nhanh hơn thì đèn sẽ sáng hơn. c) Quá trình chuyển đổi inăng lượng của đèn là từ thế năng thành điện năng rồi thành năng lượng ánh sáng và nhiệt. d) Nếu thay cuộn dây cố định bao phủ toàn bộ chiều dài đường đi của bộ phận chuyển động thì đèn sẽ sáng hơn so với thiết kế ban đầu. Câu 3: Một khối khí lí tưởng nhất định thay đổi trạng thái A B C → → theo chiều mũi tên trên đồ thị p T− ở hình bên. Biết thể tích của khí ở trạng thái C là 20 lít và trong toàn bộ quá trình khí thực hiện công là 60 J . a) Thể tích của khí ở trạng thái B là 15 lít. b) Thể tích của khí ở trạng thái A là 5 lít. c) Khí thu nhiệt trong quá trình A B → . d) Áp suất của khí ở trạng thái B là 3 4 10 Pa  . Câu 4: Trong lò phản ứng hạt nhân sử dụng U-235 làm nhiên liệu theo phương trình phản ứng: 235 141 92 U n Ba Kr 3n + → + + Cho khối lượng các hạt nhân 235 141 92 U; Ba; Kr ; n lần lượt là 235,0409amu;140,9141amu ; 91,9250amu;1,0086amu .
Cứ 1000 J năng lượng phân hạch được tạo ra sẽ trải qua nhũng biến đổi như thể hiện trong hình trên, cuối cùng thu được 323 J năng lượng điện. Công suất điện đầu ra của nhà máy này là 1066 MW. a) Công suất nhiệt của lò phản ứng tạo ra là 4300 MW . b) Năng lượng tỏa ra của một phản úng phân hạch 235 U khoảng 15,4MeV . c) Số nguyên tử uranium phân hạch trong 1 s là 20 1,1.10 . d) Tua bin được làm mát bằng cách tuần hoàn nước qua nó với tốc độ 3 48 m / s . Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J / kg ( . K). Độ tăng nhiệt độ của nước làm mát khoảng 8C . PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 . Sử dụng các thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2: Năng lượng do Mặt Trời giải phóng là kết quả của phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của nó, trong đó hydrogen được tổng hợp lại thành hạt nhân helium thông qua một quá trình phức tạp. Phản ứng tổng thể có thể được đơn giản hóa bằng phương trình sau: 1 4 1 2 4. H He → + các hạt khác có khối lượng không đáng kể + năng lượng tỏa ra Cho khối lượng của hydrogen là 1,007276amu ; khối lượng của helium là 4,001506amu . Câu 1: Năng lượng giải phóng trong mỗi phản ứng tổng hợp hạt nhân của Mặt Trời là 12 x 10 J −  . Tìm x (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)? Câu 2: Tổng năng lượng do Mặt Trời giải phóng cho mỗi kilôgam hydrogen hợp nhất để tạo thành hạt nhân helium là y. 14 10 J . Tìm y (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)? Sử dụng các thông tin sau cho câu 3 và câu 4: Một hỗn hợp gồm nước và nước đá có nhiệt độ 0C . Khối lượng hỗn hợp là M . Người ta tiến hành thực hiện đo nhiệt độ t C ( )  của hỗn hợp theo thời gian. Đồ thị phụ thuộc của nhiệt độ vào thời gian t được biểu diễn như hình bên. Biết nhiệt dung riêng của nước c 4200 J / (kg.K) = ; nhiệt nóng chảy của nước đá  = 5 3,4.10 J / kg (bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường). Câu 3: Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn lượng nước đá có trong hỗn hợp ban đầu ở 0 0 C là bao nhiêu kJ ? Câu 4: Khối lự̛̛ng nước ở ban đầu trong hỗn hợp là bao nhiêu kg (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Câu 5: Khí Helium chứa trong cylinder đậy kín bởi một piston biến đổi chậm từ trạng thái (1) đến trạng thái (2) theo đồ thị như hình vẽ. Cho V1 = 1 2 2 30,0l,p 3,00 atm, V 10,0l,p 9,0 atm = = = . Nhiệt độ cao nhất mà khí đạt được trong quá trình trên khi thể tích bằng bao nhiêu lít? Câu 6: Vinasat-1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam (vệ tinh địa tĩnh là vệ tinh mà ta quan sát nó từ trái đất dường như nó đứng im trên không). Điều kiện để có vệ tinh địa tĩnh là phải phóng vệ tinh sao cho mặt phẳng quay của nó nằm trong mặt phẳng xích đạo của trái đất, chiều chuyển động theo chiều quay của trái đất và có chu kì quay đúng bằng chu kì tự quay của trái đất là 24 giờ. Cho bán kính của trái đất R 6378 km = . Biết vệ tinh quay trên quỹ đạo với tốc độ dài km 3,07 s . Khi vệ tinh phát sóng điện từ, tỉ số giữa thời gian dài nhất và ngắn nhất sóng đến được mặt đất bằng bao nhiêu? Làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.