PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 1 - CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN - GV.docx

CHUYÊN ĐỀ 4 : DÒNG ĐIỆN MẠCH ĐIỆN Chủ đề 1 – CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I – TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Cường độ dòng điện : - Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là độ lớn của điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong một đơn vị thời gian, càng lớn thì dòng điện chạy qua càng mạnh. - Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức: Với đơn vị của cường độ dòng điện là A, của điện lượng là C, của thời gian là s. - Từ công thức trên ta có: Δq = I.Δt. - Đơn vị điện lượng C được định nghĩa là tổng điện lượng của các hạt mang điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1s bởi dòng điện có cường độ 1A, hay 1C = 1As. 2. Dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại : - Electron tự do trong kim loại có thể chuyển động tự do. - Khi dây dẫn kết nối với nguồn điện thì trong dây dẫn xuất hiện điện trường. - Các electron mang điện tích âm dịch chuyển ngược chiều với hướng của điện trường, tạo ra dòng điện. - Chiều dòng điện trong mạch được quy ước từ cực dương đến cực âm của nguồn điện. - Trong kim loại, dòng điện được tạo ra bởi các electron dịch chuyển ngược chiều với chiều quy ước của dòng điện. 3. Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện - Nếu gọi: + S: diện tích tiết diện thẳng của dây dẫn. + n: mật độ hạt mang điện (số electron tự do trong một đơn vị thể tích của dây dẫn). + v: tốc độ dịch chuyển có hướng của electron. + e: độ lớn điện tích của electron. - Số electron chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian At là: N = nSv.Δt. - Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn là: Δq = N e = Snve.Δt.
- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại được tính bằng công thức: I = Snve. II – BÀI TẬP ÔN LÍ THUYẾT A – BÀI TẬP ĐIỀN KHUYẾT Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: a. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là độ lớn của ……………….. chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong một đơn vị …………… b. Cường độ dòng điện càng ……… thì dòng điện chạy qua càng…………. c. Đơn vị điện lượng C được định nghĩa là ………………của các hạt mang điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong ……….. bởi dòng điện có cường độ ………. d. …………..tự do trong kim loại có thể chuyển động tự do. e. Chiều dòng điện trong mạch được quy ước từ ………… đến ………..của nguồn điện. f. Trong kim loại, dòng điện được tạo ra bởi các electron ………….với chiều quy ước của …… Lời giải: a. điện lượng - thời gian b. lớn (nhỏ) - mạnh (yếu) c. tổng điện lượng - 1s - 1A d. Electron e. cực dương - cực âm f. dịch chuyển ngược chiều - dòng điện B – BÀI TẬP NỐI CÂU Câu 2: Hãy nối những kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B CỘT A CỘT B Δq = I.Δt I = Δq/Δt I = Snve N = nSv.Δt Công thức xác định cường độ dòng điện Công thức xác định điện lượng Số electron chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại Đáp án : 1 – b 2 - a 3 - d 4 – c

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.