PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text dia li 12 - chuyen de hoc tap - sach in thu.pdf

HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH Các đơn vị đầu mối phát hành • Miền Bắc: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc • Miền Trung: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung • Miền Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long Sách điện tử: http://hanhtrangso.nxbgd.vn BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 1. Toán 12, Tập một 2. Toán 12, Tập hai 3. Chuyên đề học tập Toán 12 4. Ngữ văn 12, Tập một 5. Ngữ văn 12, Tập hai 6. Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 7. Tiếng Anh 12 Friends Global – Student Book 8. Lịch sử 12 9. Chuyên đề học tập Lịch sử 12 10. Địa lí 12 11. Chuyên đề học tập Địa lí 12 12. Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 13. Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 14. Vật lí 12 15. Chuyên đề học tập Vật lí 12 16. Hoá học 12 17. Chuyên đề học tập Hoá học 12 18. Sinh học 12 19. Chuyên đề học tập Sinh học 12 20. Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng 21. Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng 22. Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính 23. Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính 24. Âm nhạc 12 25. Chuyên đề học tập Âm nhạc 12 26. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 (1) 27. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 (2) 28. Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 Cào lớp nhũ trên tem rồi quét mã để xác thực và truy cập học liệu điện tử. Giá: ....... đ NGUYỄN KIM HỒNG (Tổng Chủ biên) PHAN VĂN PHÚ – HÀ VĂN THẮNG (đồng Chủ biên) HUỲNH NGỌC SAO LY – HOÀNG TRỌNG TUÂN – PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT ĐỊA LÍ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP 12 Bản in thử Sách không bán
Môn: Địa lí – Lớp 12 HỘI ĐỒNG QUỐC GIA THẨM ĐỊNH SÁCH GIÁO KHOA (Theo Quyết định số 1882/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chủ tịch: NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN Phó Chủ tịch: NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ Uỷ viên, Thư kí: ĐỖ ANH DŨNG Các uỷ viên: NGUYỄN ĐĂNG CHÚNG NGUYỄN AN THỊNH TRẦN VĂN THÀNH TRẦN HOÀI TRINH NGUYỄN THỊ VÂN ANH VŨ THỊ THU
12 CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP NGUYỄN KIM HỒNG (Tổng Chủ biên) PHAN VĂN PHÚ – HÀ VĂN THẮNG (đồng Chủ biên) HUỲNH NGỌC SAO LY – HOÀNG TRỌNG TUÂN – PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT ĐỊA LÍ (Bản in thử)
2 5 – Trình bày được quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân, phân loại thiên tai. – Trình bày được một số thiên tai và nơi thường xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, các thiên tai khác); phân tích được nguyên nhân, hậu quả của mỗi loại và xác định được các biện pháp phòng, chống. – Liên hệ, tìm hiểu được về một thiên tai cụ thể tại địa phương (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp). – Thu thập được tranh ảnh, số liệu, video clip,... để trưng bày một số chủ đề về thiên tai ở nước ta. – Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng, chống. Hằng năm ở nước ta, thiên tai đã gây ra những thiệt hại to lớn cả về người và tài sản. Vì vậy, việc trang bị kiến thức, kĩ năng, đồng thời xây dựng ý thức phòng, chống thiên tai thực sự cần thiết và hữu ích đối với tất cả mọi người trong xã hội. Nước ta thường xảy ra những thiên tai nào? Chúng ta đã có những biện pháp nào để phòng, chống thiên tai? CHUYÊN ĐỀ 1 THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG 1. Quan niệm về thiên tai Theo Luật phòng, chống thiên tai Việt Nam năm 2013, thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường, có thể gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), thiên tai là một tai biến tự nhiên có thể ảnh hưởng tới môi trường, dẫn đến những thiệt hại về tài chính, môi trường và con người. Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Yêu cầu cần đạt: Dựa vào thông tin trong bài, hãy: – Trình bày những quan niệm có liên quan và đặc điểm của thiên tai. – Cho biết nguyên nhân chung, cách phân loại thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam. Hãy bảo quản, giữ gìn sách giáo khoa để dành tặng các em học sinh lớp sau! Yêu cầu cần đạt Những yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng sau khi học sinh học xong mỗi chuyên đề. Mở đầu Dẫn dắt học sinh vào chuyên đề bằng cách gợi mở những vấn đề các em có thể khám phá. Hình thành kiến thức mới Nội dung chính của chuyên đề được thể hiện qua kênh chữ và kênh hình. Các câu hỏi trong chuyên đề giúp các em định hướng nội dung kiến thức cần tìm hiểu. Luyện tập – Vận dụng Các câu hỏi, bài tập, bài thực hành để học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đã học nhằm nhìn nhận, đánh giá, giải quyết những vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến chuyên đề. Ô cửa tri thức Những thông tin bổ sung nhằm làm rõ hơn nội dung chính của chuyên đề. Tư liệu hình là cơ sở để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Hướng dẫn sử dụng sách 9 c) Hậu quả Ở nước ta, lũ lụt diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, nhất là các vùng đồng bằng. Đối với miền núi cần đặc biệt đề phòng xảy ra lũ quét. Thiệt hại do thiên tai về lũ lụt ở Việt Nam thuộc vào loại lớn trên thế giới. Nhìn chung, lũ lụt đã gây hậu quả nặng nề về người, nhà ở, công trình giao thông, thuỷ lợi, sản xuất kinh tế, ô nhiễm nguồn nước,... d) Biện pháp – Quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí. – Thực hiện tốt công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ trên đất dốc. – Tiến hành các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, xây dựng các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. – Nâng cao khả năng ứng phó với lũ lụt của người dân, ứng dụng các giải pháp công nghệ – kĩ thuật trong phòng chống lũ lụt. 3. Hạn hán Dựa vào thông tin trong bài, hãy: – Trình bày quan niệm về hạn hán ở nước ta. – Xác định những khu vực thường xảy ra hạn hán ở Việt Nam. – Phân tích nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng, chống hạn hán. a) Quan niệm Hạn hán là hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước. b) Nguyên nhân Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hạn hán là không có mưa hoặc ít mưa, thiếu mưa trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh nguyên nhân do tự nhiên, hạn hán còn xảy ra do hoạt động khai thác rừng quá mức làm giảm khả năng điều tiết nước mặt, hạ thấp mực nước ngầm,... c) Hậu quả Ở nước ta, hạn hán hay xảy ra tại những thung lũng khuất gió của Sơn La, Bắc Giang; những vùng ít mưa thuộc Tây Nguyên, vùng ven biển cực Nam Trung Bộ,... Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị, xã hội và sức khoẻ con người. Ô cửa tri thức Mô hình nhà chống lũ Nhà chống lũ hay nhà chống ngập là những mô hình được thiết kế và xây dựng để thích ứng với mưa lũ, làm giảm bớt những tác động tiêu cực từ thiên tai đến đời sống người dân. Nhà chống lũ hiện nay đã được thiết kế, sáng tạo với ba loại chính là nhà kê nền, nhà phao và nhà có gác. Đây là mô hình đang áp dụng hiệu quả ở những vùng hay bị lũ lụt của miền Trung nước ta. (Nguồn: dangcongsan.vn) Bảng 1.3. Thiệt hại do mưa lũ gây ra ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2019 Năm 2010 2015 2019 Ước tính tổng thiệt hại bằng tiền (tỉ đồng) 14 411 5 199 3 198 (Nguồn: phongchongthientai.mard.gov.vn) Hình 2.3. Cao tốc Long Thành – Dầu Giây (Đồng Nai) 13 Thu thập tranh ảnh, số liệu, video clip,... để trưng bày một số chủ đề về thiên tai ở nước ta. VẬN DỤNG LUYỆN TẬP 1. Hãy lựa chọn một loại thiên tai và hoàn thành thông tin theo bảng gợi ý dưới đây vào vở: Loại thiên tai Khái niệm Nguyên nhân Hậu quả ? ? ? ? 2. Trong các biện pháp phòng, chống thiên tai, em có thể tham gia hoặc góp phần thực hiện biện pháp nào? 2. Chuẩn bị – Thu thập tư liệu qua internet, sách,... để tìm hiểu thông tin về thiên tai của địa phương. – Xây dựng đề cương bài viết theo cấu trúc đã gợi ý. Chú ý nêu bật các vấn đề chính của thiên tai ở địa phương; có hình ảnh, sơ đồ, bảng thống kê, biểu đồ, lược đồ,... minh hoạ cho nội dung bài viết. 3. Gợi ý một số thông tin tham khảo – Nguồn thu thập tài liệu, tranh ảnh tại sách, báo, website của tỉnh, thành phố; Địa chí địa phương; Tài liệu giáo dục địa phương,... – Thu thập dữ liệu về thiên tai từ Trung tâm chính sách và Kĩ thuật phòng chống thiên tai tại website: http://www.dmc.gov.vn – Thu thập thông tin về các vùng ảnh hưởng của thiên tai trên lãnh thổ Việt Nam từ website: https://nchmf.gov.vn – Hình ảnh, ghi chép thực tế ghi nhận được tại nơi sinh sống.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.