PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 4. Một số hiểu biết về chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 4. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được một số nội dung cơ bản về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam; - Biết cách phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch tại địa phương, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là thông tin trên các trang mạng xã hội. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh: Nêu được khái niệm, mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong thực hiện
1 chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống:  Biết và thực hiện được một số giải pháp phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.  Thực hiện được trách nhiệm của mình trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ tại địa phương, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. 3. Phẩm chất: - Nêu cao tinh thần cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong cuộc sống. - Tôn trọng pháp luật, các quy định của nhà trường và địa phương, thực hiện nghiêm phong tục, tập quán của địa phương. - Tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương. - Kiên quyết đấu tranh với những hành vi tụ tập biểu tình, gây rối hoặc xem, bình luận, chia sẻ những tin, bài viết, hình ảnh có nội dung xấu, độc trên không gian mạng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12, Giáo án; - Video, hình ảnh liên quan đến “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và các tài liệu khác có liên quan. - Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có) 2. Đối với học sinh - SGK, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12.
1 - Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS hứng thú và sẵn sàng tìm hiểu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trên không gian mạng. b. Nội dung: GV nêu tình huống khởi động; HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được lợi ích và tác hại khi tham gia vào mạng internet theo quan điểm của riêng mình. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tham gia đóng vai theo tình huống trong SGK, thảo luận về lợi ích và tác hại của mạng internet: + HS1: Có thể tìm kiếm và chia sẻ mọi thông tin trên internet một cách nhanh chóng. + HS2: Không nên tham gia vào không gian mạng vì đó là nơi chứa nhiều thông tin xấu, độc do các thế lực thù địch đăng tải, chia sẻ. - GV nêu câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? - GV cho HS quan sát thêm hình ảnh về một số thông tin giả trên mạng xã hội: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát tình huống, vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời.
1 - GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Em không hoàn toàn đồng ý với ý kiến của 2 bạn. Theo em, chúng ta vẫn nên sử dụng mạng xã hội để cập nhật thông tin, tuy nhiên, cần phải suy xét kĩ khi đọc các thông tin đó. - Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS. - GV dẫn dắt vào nội dung bài. Hiện nay, trên một số trang mạng xã hội có nhiều thông tin giả, trong đó có thông tin về chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Vậy chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là gì? Âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược này như thế nào? Làm thế nào để phòng, chống chúng?…. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 4. Một số hiểu biết về chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. b. Nội dung: - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK tr.31-32 và tóm tắt nội dung. - GV rút ra kết luận về khái niệm chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.