PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DẠY THÊM - CTST LỚP 7-HKI.docx

Bài 1: ÔN TẬP TIẾNG NÓI VẠN VẬT (THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học 1 Tiếng nói vạn vật (thơ bốn chữ, năm chữ): - Ôn tập một số đặc điểm hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của bài thơ bốn chữ, năm chữ. - Ôn tập các kiến thức về tiếng Việt để giải quyết các bài tập thực hành về tiếng Việt: Nhận biết và chỉ ra được tác dụng của phó từ; sử dụng phó từ để mở rộng câu - Ôn tập cách viết và thực hành viết được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. 2. Năng lực: +Năng lực chung:Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo +Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học. 3. Phẩm chất: - Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên. - Trân trọng những tình cảm đẹp đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước. Có nhiều hành động tích cực bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Có ý thức ôn tập nghiêm túc. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU 1.Học liệu: - Tham khảo SGV, SGK, SBT Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, tập 1, - Tài liệu ôn tập bài học. 2. Thiết bị và phương tiện: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học. - Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh.
- Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi C.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Thảo luận nhóm,động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác... . - Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, phòng tranh, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,... D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ BUỔI 1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập. 2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ 3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Báo cáo sản phẩm dạy học dự án mà GV đã giao sau khi học xong bài 1 buổi sáng: - Nhóm 1, 2: Nhóm Phóng viên: Yêu cầu: Làm video giới thiệu tác giả và tác phẩm có trong bài học 1, ví dụ: + Trần Hữu Thung và những bài thơ về đồng quê. +Lời thì thầm của tự nhiên trong các văn bản “Lời của cây”, “Sang thu”, “Chim chiền chiện”. (Có thể tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa nhà văn với phóng viên và tiến hành cuộc phỏng vấn). - Nhóm 3, 4: Nhóm Hoạ sĩ (PP phòng tranh) Yêu cầu: + Cách 1: Chọn 1 văn bản và vẽ các bức tranh minh hoạ nội dung của văn bản đó. + Cách 2: Triển lãm phòng tranh các bức tranh vẽ minh hoạ nội dung các văn bản đã học của bài 1. (Nhiệm vụ các nhóm đã được giao trước một tuần sau tiết học buổi sáng) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án của nhóm.
GV khích lệ, động viên. Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập: Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn sau khi nhóm bạn báo cáo. Bước 4: Đánh giá, nhận xét - GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt. - GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 1: KĨ NĂNG NỘI DUNG CỤ THỂ Đọc hiểu văn bản Đọc hiểu văn bản: + Văn bản 1: Lời của cây (Trần Hữu Thung) + Văn bản 2: Sang thu (Hữu Thỉnh) Thực hành đọc hiểu: + Ông Một (Vũ Hùng) + Con chim chiền chiện (Huy Cận) Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm và chức năng của phó từ. Viết Viết: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Nghe Nói và nghe: Nghe và tóm tắt ý chính do người khác trình bày. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP: NHẮC LẠI KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học Bài 1 Lời của cây 2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 4. Tổ chức thực hiện hoạt động. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm, - HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tích cực trả lời. - GV khích lệ, động viên Bước 3: Báo cáo sản phẩm - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, nhận xét GV nhận xét, chốt kiến thức KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ Câu hỏi: - Em hãy nêu lại một số kiến thức chung về thể loại thơ bốn chữ, năm chữ: Khái niệm, hình ảnh thơ, cách gieo vần, nhịp, nội dung. -Em hãy nêu những lưu ý khi đọc hiểu một văn bản thần thoại hay sử thi. 1. Một số kiến thức chung về thể loại thơ bốn chữ, năm chữ 1. Khái niệm - Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường ngắt nhịp 2/2 - Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3. 2. Hình ảnh thơ - Là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. 3.Vần, nhịp trong thơ - Vần: + Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. + Vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vận với nhau + Vai trò của vần: liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc. - Nhịp: ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.