Nội dung text Bài 19 - Đòn bẩy và ứng dụng.docx
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 BÀI 19: ĐÒN BẨY VÀ ỨNG DỤNG A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Tác dụng của đòn bẩy - Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về lực. - Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là cánh tay đòn. 2. Các loại đòn bẩy. Phân loại đòn bẩy tuỳ theo vị trí của điểm tựa O và điểm đặt của các lực tác dụng F 1 ; F 2 . - Đòn bẩy loại 1: Điểm tựa O nằm trong khoảng giữa điểm đặt O 1 , O 2 của các lực F 1 và F 2 . - Đòn bẩy loại 2: Điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O 1 , O 2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F 2 nằm xa điểm tựa O hơn vị trí của lực F 1 . Cho lợi về lực. - Đòn bẩy loại 3: Điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O 1 , O 2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F 2 nằm gần điểm tựa O hơn vị trí của lực F 1 . Không cho lợi về lực.
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 A. OO 2 < OO 1 . B. OO 2 = OO 1 . C. OO 2 > OO 1 . D. OO 1 = 2OO 2 . Câu 11. Người ta sử dụng một đòn bẩy như hình vẽ. Biết OA = 10cm; OB = 30cm. Người ta tác dụng vào điểm B lực có độ lớn F 2 = 100N. Độ lớn lực F 1 tại điểm A là A. 3 N. B. 30 N. C. 300 N. D. 3000 N. Câu 12. Để bẩy một tảng đá có khối lượng 1 tấn, người ta sử dụng một đòn bẩy như trên hình vẽ. Biết OO 2 = 4OO 1 . Với giá trị nào sau đây của lực F 2 tác dụng vào O 2 thì không thể nâng tảng đá này lên? A. 2000 N. B. 2600 N. C. 2500 N. D. 2700 N. II. Tự luận. Câu 1. Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F 1 , F 2 lên đòn bẩy trong hình vẽ sau: Câu 2. Tại sao khi mở nắp hộp không dùng đồng xu để mở mà thường dùng thìa? Câu 3. Một vận động viên thực hiện một cú ném bóng có được xem là đòn bẩy hay không? Giải thích vì sao và đó đòn bẩy loại mấy? Câu 4. Quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi sau: