Nội dung text 8. ĐỀ HSG HÓA 9 TỈNH KONTUM 2024 2025.Image.Marked.pdf
UBND TỈNH KON TUM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÉ CHINH THỨC KẎ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 NĂM НỌС 2024-2025 Môn: Khoa học tự nhiên Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao dề) I. PHẦN CHUNG (Dành cho tất cả thi sinh) (6 diểm) Câu 1 (2.0 điểm) Tại sao năng lượng Mặt trời được coi là một trong những nguồn "năng lượng xanh"? Hãy đưa ra một ví dụ về cách mà năng lượng này đang được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Câu 2 (2,0 điểm) 2.1. Hãy cho biết các dạng chất chủ yếu có trong vỏ Trái Đất. Lấy ví dụ minh họa. 2.2. Khí carbon dioxide (CO2) được coi là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ Trái Đất, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Một trong số các nguồn chính phát thải CO2 là quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. a. Viết các phương trình phản ứng đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch: Than đá (coi thành phần chủ yếu là carbon) và dầu mỏ (coi thành phần chủ yếu là các hydrocarbon có công thức chung là CxHy). b. Để giảm thiểu lượng khí thải carbon dioxide người ta thường rửa khi bằng dung dịch hydroxide của kim loại (dung dịch A). Xác định công thức hóa học của dung dịch A và viết phương trình hóa học. Câu 3 (2,0 điểm). 3.1. Phân biệt cấu trúc của DNA và RNA theo các tiêu chí trong bảng sau: Điểm phân biệt DNA RNA Số mạch polynucleotide Loại đơn phân Loại đường pentose Liên kết theo nguyên tẳc bổ sung 3.2. Đột biến gene là gì? Nêu tác hại của đột biến gene đối với sinh vật. 3.3. Nguyên phân và giảm phân là cơ sở cho nhiều ứng dụng trong đởi sống và sản xuất. Em hãy nêu một số ví dụ vè̀ứng dụng nguyên phân và giảm phân. B. Hóa học ( 14 diểm) Câu 4 (3,0 điểm) 4.1. Khi A có công thức hóa học XY2. Trong một phân tử A có tổng số hạt là 66, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số hạt proton trong nguyên từ X ít hơn số hạt proton trong nguyên tử Y là 2. a. Xác định công thức hóa học của khi A b. Xác định vị trí của X.Y trong bảng tuần hoàn và giải thích. c. Biểu diễn liên kết trong phân từ khi A. 4.2. Có hai mẫu iron có kích thước giống hệt nhau, một mẫu là khối iron đặc (A), một mẫu có nhiều lỗ nhỏ li ti bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai mẫu iron vào hai cốc đựng dung dịch HCl cùng thể tích và nồng độ, theo dõi thể tích khíhydrogen thoát ra theo thời gian. Vẽ đồ thị thể tích khí H2 (mL) ở 2 cốc theo thời gian (min: phút) như sau: