PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 16 TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 6. KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI BÀI 16. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được tính chất vật lí của kim loại. - Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối. - Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...). 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
2  Nêu được tính chất vật lí của kim loại.  Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối.  Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...). 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các hình ảnh về kim loại và ứng dụng của kim loại trong đời sống, video về một số phản ứng hóa học của kim loại, phiếu bài tập số 1, phiếu bài tập số 2. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất của kim loại trong hình. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về kim loại:
3 - GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết ứng dụng của kim loại trong các hình trên? - GV nêu vấn đề trong hoạt động mở đầu: Các ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào của kim loại? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Ứng dụng của kim loại trong các hình: + Thép, thành phần chính là sắt (iron), được dùng làm khung chịu lực của các công trình xây dựng. + Đồng (copper) dùng làm dây dẫn điện. + Vàng (gold) dùng làm đồ trang sức. * Các ứng dụng đó dựa trên tính dẻo, tính dẫn điện và tính ánh kim của kim loại. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, đồng thời tìm hiểu thêm về tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 16 – Tính chất chung của kim loại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tính chất vật lí của kim loại a. Mục tiêu: HS trình bày được các tính chất vật lí chung của kim loại; xác định được ứng dụng của các kim loại trong đời sống dựa trên tính chất vật lí nào.
4 b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK và thực hiện yêu cầu ở mục hoạt động và mục câu hỏi và bài tập. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất vật lí chung của kim loại trong phiếu bài tập số 1 và kết luận về tính chất vật lí của kim loại. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm để thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1(dưới hđ1). - GV nhận xét và chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi lại vào vở. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. * Trả lời câu hỏi Hoạt động (Phiếu bài tập 1) - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính chất vật lí của kim loại. - GV chuyển sang nội dung mới. I. Tính chất vật lí của kim loại - Kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim,... - Kim loại khác nhau thì khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy,... khác nhau. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Vì sao người ta có thể cán mỏng hoặc uốn cong các vật liệu làm từ nhôm một

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.