Nội dung text ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2.pdf
Trang 1 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 Câu 1. Có ba cây với tổng diện tích lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện chiếu sáng như nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta thu được số liệu như sau: Cây Thể tích nước thoát ra qua lá (ml) Thể tích dịch tiết ra (ml) Khoai tây 8,4 0,06 Hướng dương 4,8 0,02 Cà chua 10,5 0,06 Từ bảng số liệu trên em có thể rút ra nhận xét gì? Câu 2. Dựa vào những hiểu biết về trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật, hãy cho biết: a. Vai trò sinh lí của nguyên tố kali đối với thực vật. b. Phân kali có hiệu quả tốt nhất đối với những loại cây trồng nào? Đối với những cây đó nên bón phân kali vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất? c. Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ Đậu, nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng chủ đạo và không thể thiếu được? Vì sao? Câu 3. Giải thích tại sao trong môi trường khí hậu nhiệt đới thì hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2 lá/ ngày) ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với ở thực vật C4? Câu 4. Dựa vào kiến thức thực vật hãy cho biết: a. Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch (nước có ít chất khoáng)? b. Để giữ được các bông hoa hồng trong lọ hoa được tươi lâu người ta phải làm thế nào? Giải thích. Câu 5. a. Trong đêm dài, ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa (hồng ngoại) có tác dụng như thế nào với cây ngày dài và cây ngày ngắn? Giải thích? b. Một cây ngày dài ra hoa trong quang chu kỳ tiêu chuẩn 14 giờ sáng – 10 giờ tối. Nên hiểu thế nào về giá trị 10 giờ tối nói trên? Cây đó sẽ ra hoa trong các quang chu kỳ (QCK) nào sau đây? - QCK 1:15 giờ sáng – 9 giờ tối - QCK 2:10 giờ sáng – 7 giờ tối – Chiếu ánh sáng đỏ - 7 giờ tối - QCK 3:10 giờ sáng – 7 giờ tối – Chiếu ánh sáng đỏ xa - 7 giờ tối - QCK 4: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ – đỏ xa - 7 giờ tối - QCK 5: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ xa – đỏ - 7 giờ tối - QCK 6: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ xa – đỏ - đỏ xa – 7 giờ tối - QCK 7: 10 giờ sáng – 7 giờ tối - đỏ - đỏ xa - đỏ - 7 giờ tối Câu 6. a. Trong vòng tuần hoàn của người, những yếu tố nào đã hỗ trợ để máu chảy về tim? b. Ở người, lượng oxy trong phổi chiếm 36%, trong máu chiếm 51% và ở các cơ là 13% tổng lượng oxy trong cơ thể. Ở một loài động vật có vú khác, lượng oxy ở phổi, trong máu và các cơ tương ứng là 5%, 70% và 25%. Đặc điểm phân bố oxy trong cơ thể như vậy cho biết loài động vật có vú này sống trong môi trường như thế nào? Tại sao chúng cần có đặc điểm phân bố oxy như vậy?
Trang 2 c. Hai tâm thất của người có cấu tạo không giống nhau có vai trò gì? Câu 7. a. Giải thích tại sao khi hít vào gắng sức, các phế nang không bị nở quá sức và khi thở ra hết mức thì các phế nang không bị xẹp hoàn toàn? b. Giải thích vì sao bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo thì giun sẽ nhanh chết? Câu 8. a. Stress là gì? Cơ thể có những phản ứng gì khi bị Stress? Hậu quả của Stress kéo dài? b. Nếu dùng thuốc có thành phần corticoit thì sẽ có tác hại gì? Câu 9. a. Vì sao các synap hoạt động về mặt hóa học lại làm cho hệ thần kinh xử lí rất linh hoạt? b. Tại sao myelin lại có khả năng cách điện? Câu 10. a. Tại sao trước khi thực hành mổ lộ tim ếch chúng ta phải tiến hành hủy tủy mà không được hủy não? b. Nêu các thao tác hủy tủy ở ếch. c. Sau khi mổ lộ tim ếch, nhịp tim của ếch thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau? Giải thích. - Nhỏ adenalin 1/100 000 - Nhỏ axetincolin ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1. - Có 3 lực đẩy nước từ rễ lên lá, đó là lực thoát hơi nước của lá (động cơ phía trên), lực đẩy của áp suất rễ (động cơ phía dưới), lực trung gian giữa các phân tử nước với nhau và giữa phân tử nước với thành mạch dẫn. Qua bảng số liệu ta thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa lượng nước thoát ra với lượng dịch mà gốc cây tiết ra. Ở cây cà chua có lượng nước thoát ra lớn nhất thì lượng dịch tiết ra cũng lớn nhất. - Cây cà chua và cây khoai tây đều có lượng dịch tiết ra như nhau (0,06ml) nhưng lượng nước thoát ra khác nhau (cây khoai tây là 8,4ml; cây cà chua là 10,5ml) chứng tỏ lượng nước thoát ra chủ yếu phụ thuộc vào động cơ phía trên (lực hút do thoát hơi nước của lá). Câu 2. a. Vai trò sinh lý của K đối với cây: - Điều chỉnh các đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất. Nguyên tố kali điều chỉnh các đặc tính lí hoá của keo nguyên sinh tế bào bằng cách điều chỉnh trạng thái hút nước thông qua việc quy định áp suất thẩm thấu của tế bào. Nếu lượng ion K+ trong tế bào tăng lên thì áp suất thẩm thấu tăng Tế bào hút nước làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh trong tế bào. - Điều chỉnh sức trương của tế bào, điều chỉnh đóng mở khí khổng. Khi kênh protein K+ mở thì ion K+ sẽ khuếch tán ra khỏi tế bào làm giảm áp suất thẩm thấu của tế bào làm cho tế bào mất nước khí khổng đóng. - Điều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây. - Hoạt hóa nhiều enzym tham gia các quá trình trao đổi chất trong cây, đặc biệt là các enzym trong pha tối quang hợp, enzim trong chu trình Krebs của hô hấp tế bào. - Điều chỉnh sự vận động ngủ của lá ở một số loài cây.
Trang 3 b. - Phân kali có hiệu quả tốt nhất đối với những cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa nhiều gluxit như lúa, ngô, mía, khoai, sắn,... Đối với những loại cây trồng này, bón K là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao. Vì nguyên tố kali là thành phần của các enzim trong pha tối quang hợp và trong chu trình Krebs của hô hấp. Đặc biệt nó tham gia vào quá trình chuyển hoá nên những loại cây cần nhiều gluxit thì cần nhiều nguyên tố kali. - Bón K vào giai đoạn cây trồng hình thành cơ quan kinh tế (hình thành bông ở lúa, hình thành củ ở khoai, sắn,...) vì K làm tăng quá trình vận chuyển các chất hữu cơ, tích lũy về cơ quan dự trữ nên sẽ làm tăng năng suất kinh tế. c. Trong chế phẩm vi lượng cho cây họ đậu, nguyên tố Mo là nguyên tố vi lượng chủ đạo và không thể thiếu được. Vì: - Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ do nó cấu tạo nên enzim nitrareductaza, nitrogenaza. - Nếu thiếu Mo sẽ gây ức chế quá trình cố định đạm của vi sinh vật cố định đạm làm cho cây thiếu đạm dẫn tới cây còi cọc và chết. Câu 3. Trong môi trường có khí hậu khô nóng của vùng nhiệt đới thì thực vật C3 có năng suất thấp hơn rất nhiều so với thực vật C4 là vì cây C4 có điểm bão hòa ánh sáng cao, điểm bão hòa nhiệt độ cao và không có hô hấp sáng: - Thực vật C3 có điểm bão hoà ánh sáng thấp (chỉ bằng 1/3 ánh sáng toàn phần) nên khi môi trường có cường độ ánh sáng càng mạnh thì cường độ quang hợp của cây C3 càng giảm. Trong khi đó cường độ ánh sáng càng mạnh thì cường độ quang hợp của cây C4 càng tăng (Cây C4 chưa xác định được điểm bão hoà ánh sáng). - Điểm bão hoà nhiệt độ của cây C4 cao hơn cây C3. Khi môi trường có nhiệt độ trên 25°C thì cường độ quang hợp của cây C3 giảm dần trong khi cây C4 lại quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ 35°C. - Thực vật C3 có hô hấp sáng làm tiêu phí mất 30 đến 50% sản phẩm quang hợp, còn thực vật C4 không có hô hấp sáng. Vì vậy ở môi trường nhiệt đới thì cường độ quang hợp của cây C4 luôn cao hơn rất nhiều lần so với cường độ quang hợp của cây C3. Câu 4. a. Khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch (có ít chất khoáng) nhằm mục đích ngăn cản sự phát triển rễ, tập trung vào phát triển trụ mầm làm cho giá dài và mập. Nguồn chất dinh dưỡng trong trường hợp này được huy động chủ yếu từ hai lá mầm vì thế lá mầm teo nhỏ lại thì giá ăn sẽ ngon hơn. Khi nước không sạch có nhiều chất khoáng thì rễ phát triển nhiều, trụ mầm mảnh mai. b. Người ta thường làm cho hoa tươi bằng cách: - Phun dung dịch cytokinin lên cành hoa để ngăn cản sự lão hóa các bộ phận của cây, đặc biệt làm chậm sự phân giải diệp lục của lá nên lá trông vẫn xanh tươi hơn so với khi không xử lí hooc môn. Cytokinin làm chậm sự lão hóa bằng cách ức chế sự phân giải protein, kích thích tổng hợp ARN và protein. - Trước khi cắm hoa vào lọ, chúng ta cần cắt ngầm trong nước một đoạn ở cuối cành hoa nơi có vết cắt rồi sau đó cắm ngay vào lọ nước. Điều này là cần thiết vì khi cắt hoa đem bán, do sự thoát hơi nước của lá vẫn tiếp diễn sẽ kéo theo các bọt khí vào trong mạch gỗ vì thế nếu ta để nguyên cành hoa mua từ chợ về mà cắm ngay vào lọ nước thì dòng nước trong mạch gỗ sẽ bị ngắt quãng bởi các bọt khí nên cành hoa nhanh héo. Câu 5.