PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề 03-VL 12-KNTT.docx

ĐỀ 3_ GIỮA KÌ I NĂM 2024 – 2025 MÔN: VẬT LÍ 12_CTST Phần I (4,5 điểm): Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0,25 điểm. Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? A. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. B. Chuyển động không ngừng. C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. D. Va chạm vào thành bình, gây áp suất lên thành bình. Câu 2. Trong các hiên tượng sau, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy A. Thả cục nước đá vào cốc nước B. Đốt ngọn đèn dầu C. Đun nóng một nồi nước D. Cho cốc nước vào tủ lạnh Câu 3. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy B. Nhiệt nóng chảy có đơn vị Jun (J) C. Các vật có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau. D. Nhiệt nóng chảy tỉ lệ thuận với khối lượng của vật rắn. Câu 4. Nhiệt hoá hơi riêng là A. nhiệt lượng cần để làm cho một kilogam chất lỏng đó hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. B. nhiệt lượng cần cung cấp cho một lượng chất lỏng hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi C. nhiệt lượng cần cung cấp cho một lượng chất khí hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi D. nhiệt lượng cần để làm cho một kilogam chất đó hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. Câu 5. Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là A. Độ Kelvin (kí hiệu K). B. Độ Celsius (kí hiệu ∘C). C. Độ Fahrenheit (kí hiệu ∘F). D. Độ Fahrenheit và độ Celsius. Câu 6. Điểm đóng băng và sôi của nước theo thang Kelvin là A. 0 K và 100 K. B. 273K và 373 K. C. 73 K và 3 K. D. 32K và 212 K. Câu 7. Nhiệt độ vào một ngày mùa hè ở Hà Nội là 35 0 C. Nhiệt độ đó tương ứng với bao nhiêu độ F? A.59 0 F. B. 67 0 F. C. 95 0 F. D. 76 o F. Câu 8. Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi nội năng của miếng đồng? A. Cọ xát miếng đồng lên một bản. B. Đốt nóng miếng đồng. C. Làm lạnh miếng đồng D. Đưa miếng đồng lên một độ cao nhỏ so với mặt đất. Câu 9. Hình bên dưới là các dụng cụ để đo nhiệt dung riêng của nước: Hãy cho biết dụng cụ số (3) là A. Biến thế nguồn. B. Cân điện tử. C. Nhiệt lượng kế. D. Nhiệt kế điện tử.
Câu 10. Hệ thức ∆U = A + Q với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào. của chất khi? A. Nhận công và truyền nhiệt. B. Nhận nhiệt và sinh công. C. Truyền nhiệt và nội năng giảm. D. Nhận công và nội năng giảm. Câu 11. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 53410,. J/kg. Nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100 g nước đá ở 0 0 C bằng A. 0,34.10 3 J. B. 340.10 5 J. C. 34.10 7 J. D. 34.10 3 J. Câu 12. Ở nhiệt độ nào thì số đọc trên thang nhiệt độ Fahrenheit gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Celsius? A. 160 0 C. B. 100 0 C. C. 0 0 C. D. 260 0 C. Câu 13. Cho bảng kết quả thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá Đại lượng Kết quả đo Khối lượng m (kg) của nước trong cốc ( chưa bật biến áp nguồn) 2,0. 10 -3 Khối lượng M (kg) của nước trong cốc (đã bật biến áp nguồn) 17,5. 10 -3 Thời gian đun t (s) 180 Công suất P (W) 24 Dựa vào bảng số liệu trên cho biết nhiệt lượng đã cung cấp cho nước đá là bao nhiêu? A. 4320 J B. 3,15 J C. 5,51 J D. 72J Câu 14. Đồ thị nào sau đây biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng nước còn lại trong bình nhiệt lượng kế và thời gian của quá trình hoá hơi của nước Uiujibdbudfnois1502024viwbvibs15 A. Đồ thị (1). B. Đồ thị (2) C. Đồ thị (3). D. Đồ thị (4). Câu 15. Một học sinh làm thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi riêng của nước (cân điện tử, ấm siêu tốc, đồng hồ đo thời gian, chai nước). Biết ấm đun có công suất 1500PW . Khi nước bắt đầu sôi, khối lượng nước trong ấm đo được bằng cân điện tử là 0300mg , lúc này học sinh mở nắp ấm để nước bay hơi, sau khoảng thời gian 77 giây thì thấy số chỉ trên cân điện tử còn 250mg . Từ đó học sinh xác định được nhiệt hóa hơi riêng của nước bằng bao nhiêu? A. 2,31.10 6 J/kg.K. B. 4,62.10 5 J/kg.K. C. 2,31.10 6 kJ/kg.K. D. 4,62.10 5 kJ/kg.K. Câu 16. Giả sử có một thang nhiệt độ kí hiệu là Z. Nhiệt độ sôi của nước theo thang này là 60Z, điểm ba của nước là −15Z. Nhiệt độ của vật theo thang Fahrenheit là bao nhiêu nếu thang Z là −96Z? A. −62,4 0 F. B. 162,4 0 F. C. −162,4 0 F. D. 62,4 0 F. Câu 17. Người ta cung cấp một nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy pittông di chuyển đều một đoạn 4 cm. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 15 N. Độ biến thiên nội năng của khối khí là: A. 0,6 J. B. 0,9 J. C. – 0,6 J. D. – 0,9 J. Câu 18. Thả một miếng đồng khối lượng 600 g nhiệt dung riêng 400 J/kg.K ở nhiệt độ 120 0 C vào 500 g nước nhiệt dung riêng 4,2kJ/(kg.K) ở nhiệt độ 20 0 C. Nhiệt độ cân bằng là A. 120 0 C. B. 30,26 0 C. C. 70 0 C. D. 38,065 0 C. Phần II (4 điểm): Trắc nghiệm đúng sai
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. Câu 1. Một thang đo X lấy điểm băng của nước tinh khiết là –10 0 X, lấy điểm sôi là 120 0 X. Biết rằng trong thang nhiệt Celsius nhiệt độ các điểm trên là 0 0 C và100 0 C (các nhiệt độ đều được ghi nhận ở điều kiện áp suất tiêu chuẩn). Mệnh đề Đúng Sai a) Khoảng cách mỗi độ chia trong hai thang đo nhiệt độ là khác nhau. Đ b) Nếu độ biến thiên nhiệt độ là 10 0 C trong thang nhiệt Celsius thì tương ứng với độ biến thiên 12 0 X trong thang nhiệt độ X S c) Nhiệt độ giữa hai thang đo nhiệt độ liên hệ với nhau theo công thức: t 0 X = 1,3t 0 C -10 Đ d) Nhiệt độ của vật theo thang Celsius là 30 0 C nếu thang độ X là 42 0 X S Câu 2. Một lượng khi chứa trong một xi-lanh có pit-tông di chuyển được. Ở trạng thái cân bằng, chất khi chiếm thể tích V(m 3 ) và tác dụng lên pit-tông một áp suất 2.10 5 Pa. Khối khí nhận một nhiệt lượng 8000J giãn nở đẩy pit-tông lên làm thể tích khí tăng thêm 3 lít . Coi rằng áp suất chất khí không đổi. Mệnh đề Đúng Sai a) Lượng khí bên trong xi-lanh nhận nhiệt và sinh công làm biến đổi nội năng. Đ b) Theo quy ước, khối khí nhận nhiệt và sinh công nên A>0; Q>0 S c) Công mà khối khí thực hiện có độ lớn bằng 6000 J. S .d) Độ biến thiên nội năng của khối khí ∆U = 2000J S Câu 3: Phòng thí nghiệm có miếng nhôm khối lượng 0,1 kg ở 30 0 C.Biết nhiệt nóng chảy riêng của nhôm chì là 4.10 5 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 660 0 C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K. Mệnh đề Đúng Sai a)nhôm cũng đông đặc ở 660 0 C Đ b) Cần cung cấp nhiệt lượng 1760J để miếng nhôm trên nóng lên đến 50 0 C Đ c) Cần cung cấp nhiệt lượng 40000J để miếng nhôm câu b )trên nóng chảy hoàn toàn S d) Biết công suất của bếp là 1500 W và hiệu suất bếp là 80%. Thời gian để làm nóng chảy hoàn toàn miếng nhôm trên từ nhiệt độ nóng chảy của nó là 50s Đ Câu 4: Đồ thị hình bên biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của một khối nước đá theo nhiệt lượng Q mà nó nhận vào. Cho nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.10 5 J/kg và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,30.10 6 J/kg. Từ đồ thị ta có thể kết luận Mệnh đề Đúng Sai a) Quá trình A: nước đá nhận nhiệt lượng để tăng nhiệt độ từ -50 0 C đến 0 0 C Đ b)Quá trìnhD: nước nhận nhiệt lượng để hóa hơi. Đ c) Khối lượng nước đá đã sử dụng là 1,50 kg. S d) Khối lượng nước còn lại là 0, 25 kg. S Phần III (1,5 điểm): Câu trắc nghiệm trả lời ngắn.
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0,25 điểm. Câu 1. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 3 kg nước đá ở 0°C để chuyển nó thành nước ở 15°C là bao nhiêu kJ. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 34.10 4 J/kg và nhiệt dung riêng cùa nước là 4200J/kg.K. ĐS: 1209kJ Hướng dẫn: Q = 3. 34.10 4 +3.4200.15 = 1209.10 3 J Câu 2. Người ta thực hiện công 2000J để nén khí trong một xilanh và khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 500J. Nội năng của khí biến thiên một lượng là bao nhiêu Jun. ĐS: 1500J Hướng dẫn: Câu 3. Có 0,5 lít nước ở nhiệt độ o30C , nhiệt lượng tổng cộng cần cung cấp để nó biến hoàn toàn thành hơi ở nhiệt độ sôi 100 0 C là bao nhiêu kJ. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K) và khối lượng riêng 3310kg/m , nhiệt hóa hơi riêng của nước là 62,3.10J/kg. ĐS: 1297KJ Hướng dẫn: Q = 0,5.4200.70 + 0,5.2,3.10 6 =1297.10 3 J Câu 4. Ba chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau và được trộn lẫn vào nhau trong một nhiệt lượng kế; chúng có khối lượng lần lượt là 12m1kg,m10kg, 3m5kg có nhiệt dung riêng lần lượt là 1c2000J/kg.K; 2c4000J/kg.K; 3c2500J/kg.K và có nhiệt độ là o 1t6;oo 23t20;t60 . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và với môi trường. Nhiệt độ của hỗn hợp khi xảy ra cân bằng nhiệt là bao nhiêu 0 C ( kết quả lấy 1 số sau dấu phẩy ) ĐS: 1,1 0 C Hướng dẫn: 0111222333 112233 1,1cbmctmctmct tC mcmcmc    Câu 5. Tổng khối lượng của một vận động viên trượt tuyết và tấm ván trượt là 75 kg. Hệ số sát giữa tấm ván trượt và mặt băng là 0,2. Giả sử rằng toàn bộ tuyết bên dưới ván trượt đang ở 0°C và toàn bộ năng lượng sinh ra (dưới dạng nhiệt) do ma sát được lớp tuyết bên dưới ván hấp thụ. Tuyết dính vào ván trượt cho đến khi tan chảy. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của băng là λ = 330 kJ/kg. Vận động viên này phải trượt đi quãng đường bao nhiêu km để có thể làm tan chảy hết khối lượng 1 kg băng? ĐS: 2,2km Hướng dẫn: A ms = Q F ms .S=m λ 0,2.75.10.S=1.330000S = 2200m = 2,2km Câu 6. Một chậu đựng hỗn hợp nước và nước đá có khối lượng tổng cộng là 10 kg, ở nhiệt độ 0 o C. Chậu để trong phòng và người ta theo dõi nhiệt độ của hỗn hợp. Đồ thị biểu thị sự phụ thuộc nhiệt độ theo thời gian cho ở hình vẽ. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 (J/kg.K) và nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,36.10 5 (J/kg). Bỏ qua nhiệt dung của chậu. Coi nhiệt lượng chậu nhận được từ môi trường bên ngoài trong mỗi đơn vị thời gian là không đổi. Khối lượng nước ban đầu có trong hỗn hợp là bao nhiêu kg? ĐS: 8,75 kg Hướng dẫn: Q 1 = m 1. λ Q 2 = (m 1 +m 2 ).c. Mà Q 1 = 5Q 2 m 1. λ = 5(m 1 +m 2 ).c. Thay số được m 1 = 1,25kg vậy khối lượng nước ban đầu là 8,75kg

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.