Nội dung text DA Chủ-Đề-1-Nhiệt-Độ-Thang-Đo-Nhiệt-Độ.pdf
TRANG 1 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 1. Nhiệt độ - Nhiệt độ là một đại lượng vật lí dùng để đo lường mức độ nóng hay lạnh của một vật hay môi trường. + Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao. + Vật càng lạnh thì nhiệt độ của vật càng thấp. - Khi cho hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau thì nhiệt năng luôn truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Quá trình truyền nhiệt sẽ kết thúc khi hai vật ở cùng nhiệt độ gọi là trạng thái cân bằng nhiệt. 2. Nhiệt kế - Nhiệt kế là thiết bị dùng để đo nhiệt độ của vật. - Nhiệt kế được chế tạo dựa trên một số tính vật lí phụ thuộc vào nhiệt độ theo một quy luật đã biết của các chất, các vật liệu, các linh kiện điện và điện tử... Các loại nhiệt kế Nguyên lý hoạt động và đặc điểm Nhiệt kế bách phân Ví dụ: nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế dầu hoả... - Nhiệt độ được xác định dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của một số chất lỏng như: thuỷ ngân, rượu, dầu.... - Nhiệt độ thay đổi làm cho cột chất lỏng cũng thay đổi theo và thông qua việc xác định độ cao của cột chất lỏng ta sẽ xác định được nhiệt độ của vật cần đo. - Ưu điểm: + Phổ biến và giá thành rẻ, dao động từ 15 đến 40 nghìn đồng. + Độ chính xác cao. + Không sử dụng pin - Hạn chế: + Thời gian đo khá lâu từ 5 đến 7 phút. + Khá dễ vễ và có độ bền thấp. + Độ an toàn không cao, nhiệt kế vỡ nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ngộ độc thuỷ ngân. Nhiệt kế điện trở - Hoạt động dựa vào hiệu ứng nhiệt điện và nhiệt điện trở. - Nhiệt độ được xác định thông qua sự phụ thuộc điện trở của vật theo nhiệt độ. CHỦ ĐỀ 1: NHIỆT ĐỘ VÀ THANG NHIỆT ĐỘ CHƯƠNG 1 VẬT LÝ 12 600C 300C 500C
TRANG 2 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 Nhiệt kế hồng ngoại - Bất kì vật nào có nhiệt độ trên 00K đều có thể phát ra tia hồng ngoại. Cảm biến hồng ngoại sẽ đo mức năng lượng phát ra bởi vật thể chúng ta muốn đo sau đó tính toán và hiện thị kết quả đo trên màn - Ưu điểm: + An toàn, sử dụng dễ dàng, cho ra kết quả rất nhanh (cỡ vài giây). + Cung cấp độ chính xác rất cao, sai số rất nhỏ. + Không cần phải chạm trực tiếp vào vật cần đo. - Hạn chế: + Giá thành khá cao. + Phụ thuộc vào pin. 3. Thang nhiệt độ Thang nhiệt độ Celsius Nguồn gốc Đặc điểm - Thang đo này được đề xuất vào năm 1742 và lấy theo tên của nhà vật lí thiên văn người Thuỵ Điển là Anders Celsius (An – đơ – Xen – xi – út) - Hai nhiệt độ dùng làm mốc của thang này là nhiệt độ đóng băng (00C) và nhiệt độ sôi (1000C) của nước tinh khiết ở áp suất tiêu chuẩn (1atm) - Từ vạch 00C đến 1000C chia thành 100 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng ứng với 10C. - Nhiệt độ trong thang đo này được kí hiệu t - Đơn vị là độ ( kí hiệu: 0C) Thang nhiệt độ Kelvin (còn gọi là thang đo nhiệt động) Nguồn gốc Đặc Điểm - Năm 1848, nhà vật lí người Ireland là William Thomson (Wi- li-am Tôm – sơn), sau này ông được phong Nam tước Kelvin đề xuất một thang nhiệt độ trong đó mọi nhiệt độ đều có giá trị dương - Hai nhiệt độ dùng làm mốc là: + Nhiệt độ không tuyệt đối (0 K) là nhiệt độ mà tại đó động năng chuyển động nhiệt của các phân tử, cấu tạo nên vật bằng 0 và thế năng tương tác giữa các phân tử là tối thiếu. + Nhiệt độ mà nước tinh khiết có thể tồn tại đồng thời ở cả ba thể rắn, lỏng và hơi (nước đá, nước và hơi nước) gọi là nhiệt độ điểm ba của nước. Nhiệt độ này có giá trị bằng 273,16 K tương đương với 0,010C - Nhiệt độ trong thang đo này được kí hiệu T - Đơn vị là Kelvin ( kí hiệu: K)
TRANG 3 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 Thang nhiệt độ Fahrenheit Nguồn gốc Đặc Điểm - Thang đo này được nhà vật lí người Đức là Daniel Gabriel Fahrenheit (Đa-ni-en-Ga-ri-eo-Fa- ren-hai) đề xuất vào năm 1724. - Thang nhiệt giai Fahrenheit được sử dụng chủ yếu ở các nước Châu Âu - Hai nhiệt độ dùng làm mốc là: + Nhiệt độ của nước đá đang tan ở áp suất 1atm là 320F + Nhiệt độ sôi của nước tinh khiết ở áp suất 1atm là 2120F - Nhiệt độ trong thang đo này được kí hiệu t (0F) 4. Cách chuyển đổi nhiệt độ giữa các thang đo Một số mốc nhiệt độ quan trọng Từ thang nhiệt độ Celsius( 0C) sang thang nhiệt độ Kelvin (K) Từ thang nhiệt độ Celsius( 0C) sang thang nhiệt độ Fahrenheit (0F) - Cách đổi: T (K) = t (0C) + 273,15 - Có thể áp dụng biểu thức gần đúng khi làm bài tập: T (K) = t (0C) + 273 - Cách đổi: t (0F) = 32 + 1,8.t (0C)
TRANG 4 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT ❖❖❖ CHỦ ĐỀ 1 Câu 1: Nội dung nào đúng khi nói nhiệt độ của một vật đang nóng so sánh với nhiệt độ của một vật đang lạnh A. Vật lạnh có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của vật nóng B. Vật lạnh có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của vật nóng C. Vật lạnh có nhiệt độ bằng nhiệt độ của vật nóng D. Vật nóng có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của vật nóng Câu 2: Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc toả ra. C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng của vật càng lớn khi nhiệt độ của vật càng cao. Câu 3: Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng C. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc đều giảm D. Nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc đều tăng 🖎 Hướng dẫn: Chọn B - Vì giọt nước đang sôi có nhiệt cao là 100oC nhỏ vào cốc đựng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn thì nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng. Câu 4: Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau. Nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. D. Từ vật ở trên cao sang vật ở dưới thấp Câu 5: Câu nào sau đây nói về điều kiện truyền nhiệt giữa hai vật là đúng? A. Nhiệt không thể truyền từ vật có nhiệt năng nhỏ sang vật có nhiệt năng lớn hơn. B. Nhiệt không thể truyền giữa hai vật có nhiệt năng bằng nhau. C. Nhiệt chỉ có thể truyền từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. D. Nhiệt không thể tự truyền được từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao hơn. Câu 6: Người ta cho hai vật dẫn nhiệt A và B tiếp xúc với nhau, sau một thời gian khi có trạng thái cân bằng nhiệt thì hai vật này có A. cùng nhiệt độ B. cùng nội năng C. cùng năng lượng D. cùng nhiệt lượng Câu 7: Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo nhiệt độ? A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế điện tử D. Tốc kế