Nội dung text THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI - ĐỀ.pdf
THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì vai trò cung cấp nguyên liệu là A. đột biến và giao phối B. chọn lọc tự nhiên C. yêú tố ngẫu nhiên. D. cách li. Câu 2: Khi nói về đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật điều nào sau đây sai? A.Mỗi đặc diểm thích nghi trên cơ thể chỉ có giá trị tương đối B.Sự hình thành đặc điểm thích nghi là một quá trình lịch sử C.Sự hình thành đặc điểm thích nghi luôn dẵn tới hình thành loài mới D.mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên Câu 3: Trong môi trường không có DDT thì dạng ruồi mang đột biến kháng DDT sinh trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường nhưng khi phun DDT thì dạng ruồi đột biến kháng DDT lại sinh trưởng nhanh hơn dạng binh thường. Điều đó chứng tỏ A. Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy tổ hợp gen B.Gene đột biến kháng thuốc DDT là gene đột biến có lợi cho ruồi C.Gene đột biến kháng thuốc DDT là gene trội D.Khi môi trường thay đổi thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó. Câu 4: Màu xanh của sâu ăn lá là đặc điểm thích nghi do A. CLTN tích lũy màu xanh lục qua nhiều thế hệ. B. Sống trong môi trường lá xanh, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi C. CLTN tích lũy các đột biến có màu xanh lục một cách ngẫu nhiên. D. Màu xanh của lá cây đã chi phối trực tiếp đến màu xanh của sâu Câu 5: Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn khánh thuốc vì: A. Thuốc khánh sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó B. Thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc C. Khi nồng độ thuốc cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc. D. Thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc. Câu 6: Qua nghiên cứu người ta thấy rằng dạng ruồi đột biến chống DDT phát triển mạnh trong môi trường có DDT, trong môi trường không có DDT thì chúng có sức sống kém hơn dạng bình thường. Từ kết quả này cho phép kết luận: A. Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi thuộc vào tổ hợp gene. B. Tần số đột biến cao hay tháp tùy thuộc vào tùy thuộc vào môi trường C. Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy điều kiện môi trường. D. Dạng ruồi bị đột biến có sức sống không ổn định Câu 7: Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi chọn lọc tự nhiên có vai trò A. Tạo ra các kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi B. Tạo ra các cá thể có kiểu hình thích nghi với môi trường
II. Mối quan hệ cùng loài là 1 trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên. III. Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng chậm. IV. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra các kiểu gene thích nghi mà chỉ sàng lọc các kiểu gene có sẵn trong quần thể. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 14: Có bao nhiêu thông tin sau đây nói về vai trò của đột biến gene đối với tiến hóa? I. Có thể làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định. II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó ra khỏi quần thể cho dù allele đó là có lợi. IV. Có thể chỉ làm thay đổi tần số allele nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể. V. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gene của quần thể rất chậm. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gene là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gene mới. II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gene là 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa thì chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại allele lặn. III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gene là 100%AA. IV. Nếu có di – nhập gene thì có thể sẽ làm tăng tần số allele a của quần thể. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 16. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gene là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn quần thể sẽ xuất hiện kiểu gene mới. II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và F1 có tỉ lệ kiểu gene là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa thì chứng tỏ quá trình chọn lọc đang chống lại allele lặn. III. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì có thể sẽ có tỉ lệ kiểu gene là 100%Aa. IV. Nếu có di – nhập gene thì có thể sẽ làm tăng tần số allele A của quần thể.